Nguyên tắc cơ bản của một người thành công: Không dây dưa với kẻ tiểu nhân
Nguyên tắc cơ bản của một người thành công chính là trong xã giao thường ngày dù có gặp kẻ tiểu nhân cũng biết đường luồn lách, không dây dưa với họ.

Nguyên tắc cơ bản của người thành công: Không dây dưa với tiểu nhân
Thế nào là kẻ tiểu nhân? Thật khó để đưa ra định nghĩa chính xác về loại người này, rõ ràng khái niệm này không dùng để chỉ những người ít tuổi hay có vóc dáng nhỏ con. Tiểu nhân là kiểu người với rất nhiều dáng vẻ khác nhau, có thể điển trai xinh gái hơn người khác, cũng ăn nói lưu loát văn vẻ chẳng kém ai, thậm chí rất nhiều kẻ tiểu nhân còn có tướng mạo đường đường, chính chính, có vẻ thông minh, lịch lãm.
Tuy nhiên, dù những kẻ tiểu nhân có dáng vẻ thế nào chỉ cần ta chú ý quan sát, thể nghiệm vẫn có thể nhận biết được.
Nói chung nên hình dung tiểu nhân là người có tâm hồn thấp kém, có lòng dạ ích kỷ, hẹp hòi, hành động cử chỉ thiếu văn hoá, bất chấp lẽ phải đạo lý thông thường, sẵn sàng sử dụng thủ đoạn bỉ ổi độc ác để đạt được mục đích mưu lợi cho mình.

Nguyên tắc cơ bản của một người thành công đó là không được dây dưa với những kẻ tiểu nhân. Vậy làm sao để có thể tinh ý phát hiện ra được đối phương là tiểu nhân hay không? Tiểu nhân thì trong lời ăn tiếng nói và hành vi thường nổi lên một số đặc điểm như sau:
Thích bịa đặt, ăn không nói có, khi không lại gây chuyện. Kẻ tiểu nhân không gây dư luận hoặc dựng chuyện một cách vô cớ mà nhằm phục vụ cho lợi ích riêng của mình, đó là bản năng sinh tồn của họ.
Thường gây xích mích chia rẽ quan hệ của người khác. Vì động cơ mờ ám mà họ thường thích kiếm chuyện làm cho quan hệ giữa bạn bè, đồng nghiệp trở nên căng thẳng và họ cảm thấy thích thú với điều đó.
Kẻ tiểu nhân có thói đợ bỡ, xu nịnh vì muốn được lòng bề trên họ thậm chí sẵn sàng hạ mình để xum xoe, nịnh nọt. Nếu như được cấp trên tin dùng họ sẽ quay ra bắt nạt, ức hiếp kẻ dưới, vênh váo kênh kiệu, nói xấu người khác, ton hót chuyện này chuyện nọ với cấp trên với mục đích tự đề cao mình.
Hay lật lọng, hành động này thế này thể hiện tính cách giả dối của họ, trong ngoài không đồng nhất. Kẻ tiểu nhân còn rất ham theo đuổi quyền lực, nên thấy ai được thế là dựa dẫm vào người đó, đến khi thất thế lại bỏ đi. Nếu xét thấy có lợi cho mình, thì sẽ bất chấp dẫm lên thân xác của người khác để tiến thân, coi người khác chỉ là vật hy sinh cho họ, không quan tâm đến mất mát, khổ đau của người khác.
Thực ra, những thói xấu của kẻ tiểu nhân không chỉ có bấy nhiêu. Nếu đưa ra một nhận xét mang tính tổng quát thì mọi việc phi đạo đức, bất chấp lẽ phải, không có tình người đều là cách biểu hiện đặc trưng của kẻ tiểu nhân.
Nguyên tắc cơ bản khi ứng xử thế với kẻ tiểu nhân
Chớ làm họ mất lòng: Nói chung, kẻ tiểu nhân thường nhạy cảm hơn quân tử, bên trong lòng họ lúc nào cũng mang mặc cảm, tự ti nên khi tiếp xúc bạn chớ nên xúc phạm hay đã kích họ, và cũng đừng bao giờ đụng chạm đến lợi ích hay vạch trần những mặt xấu của họ. Bởi cách xử sự này chỉ đem phần thiệt về cho bạn mà thôi. Thay vào đó hãy dùng những cách khéo léo hơn để trừng trị họ, nhưng cách tốt nhất vẫn là để nhà chức trách xử lý họ.
Duy trì khoảng cách: Không nên thân mật, gần gũi với tiểu nhân mà thay vào đó nên tỏ vẻ hững hờ, lạnh nhạt với họ nhằm duy trì một khoảng cách thích đáng. Đừng quá xa khách sẽ khiến họ cảm thấy mình đang bị kinh thường, rồi sẽ làm những điều tệ hại, đâm chọc sau lưng bạn.
Khi nói chuyện với kẻ tiểu nhân chỉ nên nói chuyện vô thưởng vô phạt, ví dụ như chuyện thời tiết, nhân tình thế thái, chớ đừng kể chuyện đời tư ai đó, hay mâu thuẫn của người này với người kia vì những mẩu chuyện đó sẽ làm họ có cái cơ gây nên sóng gió hại người. Và khi gậy ông đập lưng ông bạn phải giơ lưng chịu đòn.

Chớ dây dưa quyền lợi kinh tế với tiểu nhân: Những kẻ tiểu nhân hay tụ tập lại với nhau để tạo thế lực mưu lợi, bạn đừng bao giờ phảng phất ý nghĩ dựa vào họ để kiếm được lợi ích cho mình, vì họ sẽ đòi hỏi nhiều hơn những gì bạn kiếm được, có thể họ sẽ bám lấy bạn dai như đỉa đói, khiến bạn khó lòng dứt khỏi vòng cương tỏa của họ.
Nếu như va chạm với tiểu nhân nếu bạn bị thiệt thòi chút đỉnh cũng dằn lòng bỏ qua, bởi đôi co với tiểu nhân người chịu thiệt chỉ có chính bạn mà thôi.
Xem thêm: Cổ nhân dạy: gặp cao nhân phải cao minh, gặp tiểu nhân phải tinh khôn
Đọc thêm
Gặp cao nhân phải cao minh, gặp tiểu nhân phải tinh khôn, người biết cách ăn nói, ứng xử phù hợp với tình huống sẽ dễ đạt được thành công, người người ngưỡng mộ.
Người có 3 biểu hiện này bạn gặp được cần tránh xa ngay khi có thể, bởi những người như vậy không phải tiểu nhân cũng là kẻ thiển cận.
Thà chơi với tiểu nhân còn hơn kết bạn với ngụy quân tử, đây là điều mà cổ nhân đã dạy. Bởi kẻ trước dễ dò, kẻ sau như bom nổ chậm.
Tin liên quan
Thà chơi với tiểu nhân còn hơn kết bạn với ngụy quân tử, đây là điều mà cổ nhân đã dạy. Bởi kẻ trước dễ dò, kẻ sau như bom nổ chậm.
Đạo lý ở đời rất công bằng, quân tử không đấu với tiểu nhân, ác nhân tự có ác nhân trị. Vậy thế nào là quân tử? Thế nào là tiểu nhân?
Thời thế tạo anh hùng, câu nói này quả không sai khi nhắc đến Tam Quốc. Nhưng trong thời đại hỗn loạn đó cũng có một số kẻ tiểu nhân vô sỉ. Vì chúng mà một số mãnh tướng phải bỏ mạng đầy tiếc nuối.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.