Người xưa dạy: 5 món đồ không nên cho tặng người khác, tặng rồi lộc rơi lộc vãi, tiền mất tật mang, đó là những đồ gì?
Người xưa dạy, nếu đem cho người khác 5 món đồ này đồng nghĩa với việc tặng hết lộc trong nhà cho họ, gia đình nhật định sẽ sa sút. Vậy 5 món đồ đó là gì?

1. Người xưa dạy: Không được cho tặng ví tiền
Từ xưa đến nay người ta coi ví tiền là biểu tượng của sự giàu sang, vì nó đựng tiền. Cho nên, nếu cứ vô ý vô tứ đem cho tặng thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đang ném tiền của mình ra bên ngoài.

Nhưng nếu, bạn đem tặng cho đối phương một chiếc ví mới, chưa qua sử dụng sẽ không sao. Nếu không nói theo cách đó, nhìn vào mặt khác thì bạn cũng không nên tặng ai đồ cũ mà mình đã từng dùng, trừ phi là đi làm từ thiện.
2. Người xưa dạy: Không được cho tặng tượng thần tài
Người ta thờ Thần Tài là để cầu mong sự giàu có và sung túc trong gia đình. Vì vậy, ở một mức độ nào đó, Thần Tài cũng chính là vận tiền tài của gia đình. Nếu như mang Thần Tài trong nhà đi tặng thì gia đình đó có thể lâm vào cảnh bần hàn, nghèo túng.
3. Người xưa dạy: Không cho tặng tặng bể cá
Nghe “bể cá” có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ. Dân gian truyền tai nhau rất nhiều câu cửa miệng, trong đó có câu “Nước tượng trưng cho tiền bạc”. Thời xa xưa, con người sống bằng nghề nông nên ngũ cốc cũng là một “đơn vị tiền tệ” để mọi người giao dịch, mua bán với nhau. Thậm chí, những lúc xảy ra dịch bệnh, tai ương thì ngũ cốc còn quý hơn vàng. Nên ngũ cốc tượng trưng cho sự giàu có. Mà mùa màng muốn bội thu thì nước là yếu tố đầu tiên. Chính vì thế, người ta mới coi nước là tài lộc.

Bể cá ở nhà chứa đầy nước, vì thế bể cá cũng được người xưa ví như thần tài, như tiền vậy. Nó tượng trưng cho sự giàu có của gia đình. Vậy nên, không nên đem bể cá cho tặng người khác để tài lộc tiêu hao.
4. Người xưa dạy: Không được cho tặng ngọn nến
Từ ngày xưa, chúng ta đã có phong tục thắp nến, thắp hương cho tổ tiên khi thờ cúng. Vì vậy, nến được tặng cho người đã mất. Thế nên, việc cho tặng nến cho người còn sống mang ý nghĩa không tốt lành.
Nhưng ngày nay, thị trường có xuất hiện các loại nến thơm giúp thư giãn tinh thần nên chúng ta không tính những loại nến này vào. Nên bạn có thể thoải mái gửi tặng cho những người thân yêu, bạn bè những loại nến thơm này nhé!
5. Người xưa dạy: Không được cho tặng gối nằm
Người xưa có câu “gối cao ấm lòng”, đại ý khi lo âu chỉ cần được nằm trên một cái gối tốt thì sẽ giúp xua tan mọi muộn phiền, có được bình yên. Nên khi bạn tặng gối của chính mình cho người khác, đồng nghĩa với việc bạn đang cho đi sự bình yên của bản thân.

Một lý giải khác nữa là, chiếc gối không chỉ tượng trưng cho điềm lành mà còn là vật gắn liền với vợ chồng. Nên thời xưa, những người yêu nhau thường sẽ tặng gối khi họ có quyết định muốn kết hôn. Đó cũng là lý do vì sao Tào Phi khi nghe nói vợ mình là Chân Lạc tặng gối cho em trai Tào Thực thì liền nổi nóng xung thiên.
Suy cho cùng, những điều cấm kỵ cũng chỉ là cha ông ta muốn truy cầu sự bình yên cho gia đình mà thôi. Ngày nay, nhiều lời người xưa dạy đã không còn phù hợp. Nên bạn có thể cân nhắc, nếu thấy thích hợp thì làm, không thì xem như đọc để tăng thêm phần hiểu biết cho bản thân.
Tuy nhiên, trong lời dạy trên của người xưa về tặng nến thì bạn cũng nên cẩn trọng một chút, đừng tặng một cách tùy tiện. Còn gối nằm, nếu đối phương không phải vợ chồng, tình nhân thì đừng tặng, nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị hiểu lầm. Hy vọng qua lời răn dạy của người xưa, các bạn sẽ có được những góc nhìn cũng như kiến thức mới trong việc lựa chọn quà tặng, giúp kéo gần các mối quan hệ xung quanh mình hơn!
Xem thêm: Cổ nhân nói: “Giàu có không làm 3 việc, nghèo khó đừng chơi 3 người”, làm được ung dung cả đời!
Đọc thêm
Gái nạ dòng không được lấy trai tơ bắt nguồn từ câu ca dao “trai tơ lấy phải nạ dòng, như nước mắm thối chấm lòng sợ thiêu”. Đây là câu nói đầy định kiến về chuyện trai tân lấy phụ nữ góa chồng hoặc bị chồng bỏ khiến nhiều người không khỏi tức giận, xót xa.
Cổ nhân nói ‘Năm ngón không lộ, phú quý không đi’ ám chỉ những người sớm muộn cũng ắp đầy của cải: Bạn có đặc điểm đó không?
Ở Trung Quốc, có một câu nói của cổ nhân được lưu truyền qua nhiều thế hệ như sau: “50 không xây nhà, 60 không trồng cây, 70 không may áo”. Câu nói này ngụ ý chỉ điều gì?
Tin liên quan
Người xưa nói “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống” có ý nghĩa gì mà đến ngày nay nhiều người vẫn tuân theo để chọn vợ chọn chồng?
Không phải tấm chồng như người xưa nói “Phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng”, mà sự tự tin mới là tài sản lớn nhất của người phụ nữ.
Theo quan niệm của người xưa, tên của một người có liên quan trực tiếp đến cuộc đời của người đó. Vì thế, họ rất chú trọng đến việc đặt tên cho con cái.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.