Cổ nhân dạy: "50 không xây nhà, 60 không trồng cây, 70 không may áo" có nghĩa là gì?

Ở Trung Quốc, có một câu nói của cổ nhân được lưu truyền qua nhiều thế hệ như sau: “50 không xây nhà, 60 không trồng cây, 70 không may áo”. Câu nói này ngụ ý chỉ điều gì?

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 08/04
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từ thời xa xưa, cha ông ta đã đúc kết lại những kinh nghiệm trong sản xuất, đời sống sinh hoạt hằng ngày bằng những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao và lưu truyền lại cho đến tận ngày nay. Vậy câu nói “50 không xây nhà, 60 không trồng cây, 70 không may áo” ý chỉ điều gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. 50 không xây nhà

Khổng Tử từng nói: “Ta quyết chí học năm 15 tuổi, hiên ngang tuổi 30, chẳng nghi ngờ gì năm 40 tuổi và biết thiên chức khi 50 tuổi.” Đối với người xưa thì 50 tuổi chính là cái tuổi “biết mệnh trời” và được coi là thọ.

Không phải bây giờ mà ngay từ thời xa xưa việc xây dựng một ngôi nhà đã không phải là điều dễ dàng. Thời ấy, do điều kiện kinh tế còn hạn chế, cơ sở vật chất thiếu thốn nên việc xây dựng một ngôi nhà tốn rất nhiều thời gian và công sức, có thể mất nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm. Ngoài ra, khi vào độ tuổi khoảng 50, sức lực của con người bị hạn chế nên rất khó để tự sửa được nhà.

co-nhan-day-50-khong-xay-nha-60-khong-trong-cay-70-khong-may-ao-4

Còn một quan niệm nữa đó là, những người sau 50 tuổi mới xây nhà thì đó là một tín hiệu đáng buồn. Trong khi những người khác có cuộc sống thảnh thơi, an nhàn thì mình vẫn còn phải lo toan, gồng gánh mọi việc. Hơn nữa, người xưa rất coi trọng chữ hiếu nên việc một người về già không có con cái chăm lo là điều khó có thể chấp nhận.

Thêm vào đó, ngôi nhà sau khi xây dựng sẽ được để lại cho con cái. Chính vì điều này đã có rất nhiều gia đình xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp tài sản. Vì vậy, theo quan điểm này của cổ nhân, 50 tuổi không xây nhà chính là mong muốn trong những năm tháng sau này được hưởng cuộc sống an nhàn, vô lo vô nghĩ và có con cháu đỡ đần.

2. 60 không trồng cây

Ở độ tuổi lục tuần, con người nên giữ sức khỏe, tránh những việc nặng nhọc, quá sức. Mặc dù, trồng cây là một việc làm rất tốt và có ích nhưng chúng ta cũng phải biết tự lượng sức mình. Bởi ở độ tuổi này, sức khỏe của con người có hạn, trong khi đó trồng cây thường phải dùng nhiều sức.

co-nhan-day-50-khong-xay-nha-60-khong-trong-cay-70-khong-may-ao-8

Nếu chẳng may có xảy ra sự cố ngoài ý muốn như té ngã, chấn thương thì sẽ rất khó để chữa trị về trạng thái ban đầu. Điều này không chỉ khiến bản thân người đó đau đớn mà con cháu cũng sẽ phải chịu khổ theo.

Do vậy, cổ nhân cho rằng, người qua tuổi 60 không nên làm những công việc quá sức mình mà nên lựa chọn những công việc, hoạt động phù hợp với sức khỏe của bản thân.

3. 70 không may quần áo

Thời trước, tuổi 70 là độ tuổi tương đối hiếm và được coi là thượng thọ. Vì vậy, những người ở độ tuổi này, tốt hơn hết là nên tận hưởng cuộc sống thay vì dành thời gian may vá.

Không chỉ vậy, những người 70 tuổi chắc chắn thị lực cũng giảm sút nên việc dùng kim chỉ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời việc may vá cũng tương đối tốn thời gian nên nếu ngồi quá lâu sẽ khiến chân tay tê, mỏi và khó di chuyển.

co-nhan-day-50-khong-xay-nha-60-khong-trong-cay-70-khong-may-ao-5

Bên cạnh đó, một số nơi còn cho rằng vì ông bà, cha mẹ muốn để dành tiền tiết kiệm cho con cháu nên không muốn may quần áo mới. Điều này thể hiện tình yêu và sự quan tâm của ông bà cha mẹ đối với con cháu mình.

Do vậy, lời khuyên 70 không may quần áo là muốn người có tuổi được nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già.

Tóm lại, câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa là: chúng ta phải tự ý thức được khả năng của bản thân và làm việc lựa sức mình. Có như vậy mới tránh được những tai nạn đáng tiếc và tận hưởng cuộc sống một cách bình an, hạnh phúc.

Xem thêm: Cổ nhân dạy: Nằm ngủ chân không được để hướng Tây, đầu không quay về hướng Đông là ý gì?

Đọc thêm

Cổ nhân dạy, người nóng nảy thường nhiều lời, người có tướng quý thường im lặng như thể biến mất. Người trí tuệ thật sự phải dùng “mặt thong thả, thanh tĩnh lặng, tâm an định” để sống và đối nhân xử thế!

Cổ nhân dạy người trí tuệ phải dùng “mặt thong thả, thanh tĩnh lặng, tâm an định” để đối nhân xử thế!
0 Bình luận

Cổ nhân dạy có những chuyện dù “kề dao vào cổ” cũng tuyệt đối không được làm, bởi lòng tốt nếu không được trân trọng thì cũng vô nghĩa như việc ấp rắn, nuôi sói mà thôi.

Cổ nhân dạy “Ấp rắn trăm ngày không thấy ấm, nuôi sói cả đời cũng không thân” có nghĩa là gì?
0 Bình luận

Cổ nhân dạy đời người có 2 việc càng sớm làm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, làm ngược lại chỉ khiến chúng ta sau này muộn phiền, thậm chí hối hận mãi không nguôi.

Cổ nhân dạy: Đời người có 2 việc không thể đợi, hôm nay không làm ngày sau hối hận
0 Bình luận

Tin liên quan

Cổ nhân nói “50 không xây nhà, 60 không trồng cây, 70 không may áo”, câu nói này có dụng ý thâm sâu gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Cổ nhân nói “50 không xây nhà, 60 không trồng cây, 70 không may áo” có nghĩa gì?
0 Bình luận

Cổ nhân nói “60 không nói chuyện, 70 không ngủ lại, 80 không mời cơm” là câu nói ẩn chứa những kinh nghiệm và quy tắc của người xưa. Cụ thể những quy tắc, kinh nghiệm ấy là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Cổ nhân nói “60 không nói chuyện, 70 không ngủ lại, 80 không mời cơm” mang hàm ý gì?
0 Bình luận

Cổ nhân nói "Một sợ cһό khóc nửa đêm, hai sợ gà bay lên mái, ba sợ liễu rậm trước mồ", đây là 3 nỗi sợ vừa thực tế vừa tâm linh báo hiệu mất của, tai ương sắp ập đến cần cẩn trọng đề phòng.

Cổ nhân nói 'Một sợ cһό khóc nửa đêm, hai sợ gà bay lên mái, ba sợ liễu rậm trước mồ', mang hàm ý gì?
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất