Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Theo dõi

Công ty CP Việt Phát lúc 8 giờ sáng đầu tuần, cả văn phòng xôn xao, náo loạn. Mọi người thì thầm, bàn tán về cuộc họp nhân sự đột xuất. Tin đồn lan nhanh: Lan – Trưởng phòng kế hoạch có thể bị kỷ luật vì làm lộ tài liệu nội bộ.

Trong góc khuất, Tú – một nhân viên mới vào công ty được hơn một năm, ngồi im lặng. Cô biết rất rõ người làm lộ tài liệu không phải chị Lan mà là Thảo, trưởng nhóm của cô, người luôn được sếp tổng ưu ái.

“Em thấy mọi người bắt đầu nghi ngờ chị rồi đấy”, Tú nói nhỏ khi hai người ngồi trong phòng trà.

Chị Lan không nói gì, chỉ mỉm cười đưa tách trà mới pha cho Tú: “Em cứ làm tốt việc của mình thôi, còn lại đừng để tâm quá”.

Tú nhớ rất rõ ngày đầu đi làm chính chị Lan là người cầm tay chỉ việc cho cô, day cô từng dòng báo cáo, từng nguyên tắc nhỏ trong việc xử lý công văn, giấy tờ. “Làm gì cũng phải minh bạch, rõ ràng. Người ta có thể giỏi hơn mình, nhanh hơn mình nhưng đừng bao giờ để người ta hơn mình ở sự tử tế”, chị Lan từng dặn Tú như thế khi thấy cô suýt “bịa” số liệu để kịp deadline. Nhưng công ty không phải giảng đường đại học.

Thảo – trưởng nhóm của Tú là người nhanh nhẹn, hoạt biết và đặc biệt “biết ý sếp”. Khi gặp chuyện Thảo luôn sẵn sàng đẩy đồng nghiệp ra “chịu trận”. Cô ta từng cười khẩy bảo: “Ở đây mà sống hiền quá có ngày bị nuốt mất xác. Em mà muốn lên được trưởng nhóm thì bớt học theo chị Lan đi. Tốt quá sống không nổi đâu!”.

mui-huong-tu-te-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam-1-1048
Hình minh họa

Chiều hôm đó, Tú bị gọi lên phòng nhân sự. Họ hỏi cô về quy trình xử lý dữ liệu tháng trước, đợt có file tài liệu mật bị rò rỉ. Tú biết rõ file đó là do Thảo gửi cho đối tác để lấy lòng nhưng lại cố tình xóa log để không ai lần ra được. Còn chị Lan thì vô tình là người ký xác nhận cuối cùng nên phải “chịu trận”.

Tú nhìn người đàn ông trước mặt, nhìn chiếc cúc áo bóng loáng, chiếc đồng hồ Thụy Sĩ đắt tiền trên tay và ánh mắt không cảm xúc. Cô hiểu họ đang cần một con dê tế thần và Lan – người phụ nữ 42 tuổi, chưa từng thăng tiến dù được mọi người trong công ty vô cùng yêu mến là một “ứng cử viên hoàn hảo”.

“Em xin phép không trả lời gì thêm. Em tin vào đạo đức của chị Lan”, Tú cúi đầu nói.

Tối đó, Thảo kéo Tú ra quán cà phê. Vừa tới nơi, Thảo đã quát lớn: “Em điên à? Em biết anh Minh ghét nhất ai không nghe lời không. Cơ hội lên trưởng nhóm đang chờ em… giờ thì đừng trách chị không nhắc trước”.

Tú nhìn vào người phụ nữ từng là hình mẫu lý tưởng của mình giờ chỉ còn lại mùi nước hoa nồng nặc che đi ánh mắt tính toán.

“Chị có thể giành được tất cả… nhưng có một thứ chị không giữ được đâu”.

“Thứ gì?”, Thảo bật cười liếc mắt nhìn Tú.

“Mùi hương của một người sống tử tế”, Tú nói xong liền đứng dậy đi về.

Một tuần sau đó, chị Lan chính thức nộp đơn xin nghỉ. Không kiện cáo cũng chẳng giải thích, cô lặng lẽ thu dọn bàn làm việc, ôm từng quyển sổ ghi chép cũ và cả chậu cây nhỏ đặt ở bàn làm việc.

“Đây là cái cây chị trồng từ ngày đầu vào công ty. Giờ rời đi, chị không tiếc gì cả”, chị Lan nói với đôi mắt đỏ hoa.

Tú ôm chặt chị, nức nở: “Em sẽ kể lại tất cả nếu công ty ép chị nghỉ oan”.

“Không cần đâu em. Có những trận chiến, mình thắng bằng cách rời đi trong bình yên. Với chị vậy là đủ rồi”, Lan vỗ về Tú.

Một năm sau, Thảo bị công ty sa thải vì liên quan đến vụ “ăn chia hoa hồng” với đối tác. Còn Lan, hiện cô đang làm giảng viên bán thời gian ở một trường cao đẳng và mở lớp dạy kỹ năng nghề cho sinh viên vào buổi tối.

Tú cũng đã xin nghỉ khỏi công ty Việt Phát. Cô mở một quán cà phê nhỏ tên “Tử Tế”, bán thêm sách cũ và trong quán cô treo tấm bảng gỗ ghi dòng chữ màu trắng rất ấn tượng: “Người sống tử tế có thể bị chậm lại, nhưng không bao giờ bị bỏ lại”

Mỗi chiều, khách đến ngồi nghe nhạc Trịnh, mùi hương cafe hòa với cơn gió nhẹ, bình yên, ấm áp vô cùng. Và thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”

“Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”, Tú mỉm cười.

Xem thêm: Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tin liên quan

Câu chuyện về Khôi và cô Hạnh không chỉ là câu chuyện của một học trò thành đạt biết ơn thầy cô, mà còn là bài học lớn về ơn nghĩa ở đời.

Ơn người đưa đò – Câu chuyện nhân văn xúc động
0 Bình luận

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân
0 Bình luận

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước

Sinh ra thiếu thốn tình cha, giờ đây Dũng lại mang trong mình căn bệnh ung thư máu. Gia đình nghèo đứng trước nguy cơ không thể tiếp tục điều trị cho Dũng.

Mẹ nghèo khóc nghẹn vì 'hết cửa' vay tiền làm phẫu thuật cứu con ung thu máu
0 Bình luận


Bài mới

Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 giờ trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 giờ trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đề xuất