Ơn người đưa đò – Câu chuyện nhân văn xúc động
Câu chuyện về Khôi và cô Hạnh không chỉ là câu chuyện của một học trò thành đạt biết ơn thầy cô, mà còn là bài học lớn về ơn nghĩa ở đời.
Chiều Sài Gòn mưa như trút nước. Mưa dội xuống mặt đường loang lổ ánh đèn, tiếng còi xe inh ỏi không át nổi âm thanh lộp bộp từ trời cao. Trong chiếc xe hơi đen bóng, Nguyễn minh Khôi – Giám đốc điều hành một công ty công nghệ lớn, ngồi trầm ngâm nhìn ra bên ngoài ô cửa kính mờ hơi nước.
Hôm nay là một ngày đầy áp lực với Khôi. Sau cuộc họp lớn với đối tác người nước ngoài, giờ Khôi chỉ muốn mau chóng về nhà nghỉ ngơi. Nhưng rồi chiếc xe bỗng khựng lại khi đến đoạn giao lộ Nguyễn Minh Khai và Cách Mạng Tháng 8.
“Chuyện gì vậy, Tuấn?”, Khôi nghiêng người hỏi tài xế.
“Có người lang thang đứng giữa đường, tôi sợ tông phải nên thắng gấp”, Thắng nói và chỉ tay về một bóng người đan lững thững bước giữa làn xe.
Qua lớp kính mờ mờ, Khôi nhìn thấy một người phụ nữ trung niên với mái tóc hoa râm, khoác trên mình chiếc áo mưa rách nát, tay ôm chặt chiếc túi nilon cũ kỹ. Dáng vẻ bà run rẩy, hoang mang như đang tìm kiếm điều gì đó giữa dòng người vô cảm.
Khôi giật mình thốt lên: “Khoan đã… người đó là..”.
Nói rồi anh mở cửa xe, đội mưa chạy lại gần người phụ nữ mặc kệ lời ngăn cản từ Tuấn. Càng đến gần anh càng nhận ra gương mặt thân thuộc ấy. “Cô Hạnh… có phải cô Hạnh không?”, giọng Khôi ngập ngừng.
Người phụ nữ ngẩng đầu lên, nhìn Khôi với ánh mắt thất thần, phải một lúc sau bà mới giật mình lắp bắp: “Em… là Khôi phải không?”.
Cô Hạnh, chủ nhiệm lớp 12A1, từng là biểu tượng của sự nghiêm khắc nhưng vô cùng ấm áp. Cô là người từng giúp khôi vượt qua giai đoạn khủng hoảng tinh thần, lấy lại niềm tin sống vì gia đình đổ vỡ. Cô là người duy nhất biết Khôi bỏ học 1 tuần vì không chịu nổi cảnh bố mẹ ly hôn. Và cũng chính cô là người tìm đến tận nhà Khôi vào đêm khuya chỉ để nói với cha Khôi rằng: “Đừng để một đứa trẻ đánh mất tương lai chỉ vì lỗi lầm của người lớn”. Nhờ có cô Khôi đã thi đậu đại học, từng bước có được vị trí như hôm nay. Nhưng từ ngày tốt nghiệp, Khôi chưa một lần gặp lại cô. Cuộc sống cuốn anh đi trong guồng quanh của danh vọng, tiền bạc…

“Cô ơi, sao cô lại ở đây?”, Khôi nắm tay cô Hạnh, bàn tay lạnh ngắt, gầy guộc đến đau lòng.
“Cô chỉ đi lạc thôi con à”, cô Hạnh đáp, ánh mắt mơ màng.
Khôi đưa cô vào xe, mặc kệ ánh mắt tò mò của người đi đường. Trên đường về anh liên tục nghe cô lẩm bẩm những câu từ vô nghĩa, nhắc đi nhắc lại tên một người con trai nào đó, chắc là con cô. Cô ôm chặt chiếc túi nilon đựng vài bộ quần áo cũ và một cuốn sổ nhỏ bọc vải.
Tối hôm ấy Khôi mời cô Hạnh ở lại nhà mình. Anh gọi bác sĩ đến nhà khám và xác nhận cô bị suy giảm trí nhớ do chấn động tâm lý nặng kéo dài. Khôi nghe mà lặng người.
Anh gọi cho các bạn học cũ để hỏi về tung tích của cô Hạnh những năm qua. Cuối cùng sau vài cuộc điện thoại cũng có bạn học cũng biết, người bạn kể trong nghẹn ngào: “Sau khi nghỉ hưu cô Hạnh đến sống với người con trai ở Bình Dương. Rồi bất ngờ con trai cô qua đời vì tai nạn giao thông, cô thương con nên như người mất hồn. Nghe đâu thời gian sau đó cô bị đuổi khỏi nhà trọ vì không trả tiền rồi bặt vô âm tính đến giờ”.
Khôi lặng người nhìn bức hình tập thể chụp năm xưa. Nhìn cô Hạnh tươi cười giữa tập thể lớp 12A1, anh thấy nghẹn đắng ở cổ.
Ngày hôm sau, Khôi quyết định tạm ngưng công việc đưa cô Hạnh đến một bệnh viện chuyên về tâm thần để cô được điều trị tốt nhất. Anh ký giấy bảo lãnh, chi trả toàn bộ tiền viện phí và thường xuyên đến thăm cô.
Tin tức về hành động của Khôi chẳng mấy chốc lan truyền. Các tờ báo mạng thay nhau đưa tin về việc một giám đốc trẻ tuổi, nổi tiếng tìm lại và cưu mang cô giáo cũ sống lang thang giữa thành phố. Những bài viết ấy nhanh chóng được chia sẻ, kéo theo đó là hàng loạt cựu học sinh khác của cô Hạnh tìm đến thăm hỏi, góp tiền để giúp cô trị bệnh.
Một buổi chiều nọ, sau hơn 1 tháng điều trị, Khôi đến tìm cô Hạnh. Thấy cô ngồi bên cửa sổ với ánh mắt bình thản, không còn lạc lõng, vô hồn như trước Khôi mừng lắm. Thấy Khôi vào phòng, cô mỉm cười nói: “Khôi… em lại đến thăm cô đấy à!”.
“Dạ, cô khỏe hơn chưa”, Khôi mỉm cười nói.
“Cô nhớ lại được nhiều chuyện rồi. Cảm ơn em, Khôi à. Cảm ơn vì đã không quên cô”, cô Hạnh mỉm cười nắm tay Khôi.
Khôi ngồi xuống bên cạnh cô Hạnh, ánh mắt đỏ hoe. “Không ai nên bị lãng quên, nhất là đối với một người đã dành tâm huyết cả đời để dạy dỗ học trò nên người như cô.”
Cô Hạnh im lặng, rồi nhẹ nhàng nói: “Cô tưởng mình đã đi hết con đường rồi… thật không ngờ rằng vẫn còn học trò nhớ đến cô. Cô vui và hạnh phúc lắm!”
Sau 3 tháng điều trị, Khôi đưa cô Hạnh về sống tại một căn nhà nhỏ do anh mua gần trung tâm dưỡng lão cao cấp. Căn nhà không quá lớn, nhưng ấm cúng và đầy đủ tiện nghi. Ngôi nhà còn có một vườn nhỏ để cô Hạnh có thể thỏa sức trồng hoa, trồng rau như từng mơ ước.
Hàng tuần, Khôi đều ghé thăm cô. Có khi là mang theo hoa, có khi là một quyển sách văn học cũ mà cô từng dạy, có khi chỉ đơn giản là tới để nghe cô kể chuyện về những ngày xưa. Ngoài Khôi ra, các bạn học khác cũng thỉnh thoảng ghé qua thăm cô. Căn nhà nhỏ cũng vì thế mà trở nên ấm áp, náo nhiệt hơn nhiều.
Một ngày nọ, trong buổi họp lớp kỷ niệm 20 năm tốt nghiệp, Khôi mời cô Hạnh đến. Khi cô bước vào hội trường, cả căn phòng vỡ òa trong tiếng vỗ tay. Bao nhiêu tiếng khóc, tiếng gọi “Cô ơi!”, những cái ôm siết chặt, những bó hoa được đưa tới tay cô. Cô Hạnh bật khóc, còn Khôi thì lặng nhìn với nụ cười mãn nguyện.
Câu chuyện về Khôi và cô Hạnh không chỉ là câu chuyện của một học trò thành đạt biết ơn thầy cô, mà còn là lời nhắc nhở rằng: Dù thời gian có trôi đi, dù cuộc sống có vùi lấp bao kỷ niệm, thì tấm lòng của một người thầy và sự tri ân của học trò mãi mãi là điều không nên quên lãng. Và đôi khi, một hành động nhỏ thôi cũng có thể thay đổi cả cuộc đời một con người hoặc cứu rỗi một tâm hồn đang lạc lối giữa những chiều mưa lạnh lẽo.
Tin liên quan
Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.
Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…
Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của.