Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.
Nhà có 3 anh em, ai cũng thương mẹ, ai cũng hứa sẽ nuôi mẹ, lo cho mẹ “khi nào có điều kiện”. Mẹ sống một mình ở quê, trong căn nhà nhà xập xệ, tường nhà bị mốc, mái tôn thì thủng chỗ này chỗ kia.
Hồi trước, cứ rảnh ra là đứa nào cũng tức tốc về quê thăm mẹ. Mỗi dịp Tết hay giỗ ba, cả nhà đông vui, mẹ lại rạng rỡ. Nhưng mấy năm gần đây, càng ngày càng ít đứa về. Người thì kẹt con cái, người thì kẹt tiền, người thì kẹt việc. Có người… còn quên luôn ngày giỗ của ba.
Mẹ ít gọi sợ làm phiền các con. Lâu lâu chỉ bấm số con gái, hỏi nhẹ:
“Sao dạo này im ru vậy con?”
“Mẹ khỏe không? Con đang tính gọi cho mẹ mà bận quá…”.
Lúc nào cũng là “bận quá”, “mẹ ráng giữ gìn sức khỏe nghen”, “khi nào rảnh con về thăm mẹ”. Nhưng cái “rảnh” ấy chẳng bao giờ tới.
Gần đây mẹ hay quên. Có bữa nấu cơm rồi quên ăn. Có hôm mẹ ra chợ, đứng thừ trước sạp rau không nhớ mình phải mua gì. Bà Sáu hàng xóm thấy lạ về gọi điện kể cho cô con gái út. Cô nghe xong tá hỏa gọi cho anh chị: “Mẹ yếu lắm rồi. Hay mình về đưa mẹ đi khám?”.
Anh Hai đáp: “Cuối tuần xem sao. Giờ anh đang kẹt khách rồi”.
Chị Ba nói: “Chồng chị đi vắng nhà, không ai đón tụi nhỏ…”.

Cô Út thở dài, lặng lẽ về quê một mình.
Về tới nhà, thấy mẹ nằm trong mùng, người hốc hác, nhìn mâm cơm chỉ có món rau luộc đã nguội từ bao giờ. Cô giận quá, trách nhẹ: “Sao mẹ không nói gì? Mẹ bệnh rồi ai biết mà lo!”.
Mẹ chỉ cười: “Mấy đứa bận hết nên mẹ không muốn nói. Với mẹ bệnh nhẹ, không sao đâu. ở đây cũng có bà con chòm xóm mà”.
Một tuần sau mẹ té trong nhà tắm. Bà Tư hàng xóm nghe tiếng động chạy sang thấy mẹ nằm thoi thóp dưới sàn, máy chảy lênh láng. Bà Tư hoảng hốt gọi mọi người đưa mẹ đi viện, nhưng quá trễ…
Cả 3 anh em đều có mặt trong đám tang, ai cũng khóc. Người thắp hương, người lo hậu sự, người cúng kính đàng hoàng. Đông đủ là vậy nhưng tiếc là mẹ không còn để thấy nữa.
Chị Ba ngồi trước di ảnh mẹ, nức nở: “Phải cho con về sớm hơn…”.
Anh Hai nắm tay mẹ lạnh ngắt, nghẹn ngào: “Con xin lỗi mẹ… mẹ ơi!”.
Cô Út đứng lặng người, chẳng nói gì. Cô là người duy nhất thấy mẹ trước khi mất và cũng là người biết rõ nhất mẹ không chờ thêm được nữa.
“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.
Không cần mua gì lớn, không cần làm gì to tát, chỉ cần có mặt bên mẹ, lúc mẹ yếu lòng, lúc mẹ cần con nhất. Vì mẹ không cần tiền, mẹ chỉ cần một đứa con chịu về…
Tin liên quan
Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!
Ngoài tận tâm với công tác chuyên môn, nhiều năm qua thầy giáo Nguyễn Hoàng Nam (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) còn hết lòng lo hậu sự miễn phí cho hàng trăm người nghèo khó.
Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.