Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.
Vợ cũ của chồng tôi tên Ngọc, dù không còn chung sống với chồng tôi nhưng tên chị ấy vẫn văng vẳng trong không gian của tổ ấm này. Trong cuộc hôn nhân này, suốt 2 năm qua tôi luôn cảm thấy mình đơn độc, không bao giờ trở thành trung tâm thực sự trong trái tim anh.
Ngày tôi đồng ý tiến tới tới hôn nhân với anh mẹ tôi đã khóc rất nhiều, còn bố tôi thì tỏ ra thất vọng. Bởi tôi là một cô gái trẻ trung xinh đẹp, có sự nghiệp vững vàng lại đi chọn làm vợ một người đàn ông đã từng đổ vỡ. Lúc đó với tôi tình yêu của anh là điều tuyệt vời nhất, tôi tin anh đã trải qua một lần đò thì càng biết trân trọng vợ mới, trân trọng gia đình hơn. Tuy nhiên, quả ngọt mà tôi mong đợi lại chẳng đến.
Dù đã kết hôn, có gia đình mới anh vẫn không thể xóa bỏ hình bóng của người vợ cũ. Có lần tôi thấy anh trầm ngâm, hỏi ra thì anh nói: “Có lẽ anh đã sai khi nghi ngờ Ngọc, nếu Ngọc lăng nhăng thì giờ này cô ấy đã lấy chồng hoặc quen người này, người kia rồi chứ đâu chịu làm mẹ đơn thân như thế được”. Nghe đến đó lòng tôi chết lặng. Chồng tôi còn nhớ thương vợ cũ, mà còn thương, còn tội nghiệp thì tức là anh chẳng đặt tôi vào mắt nữa.
Quả nhiên, từ sau ngày đó anh dành nhiều thời gian để chăm sóc cho vợ cũ và gia đình vợ cũ hơn. Anh thường lấy lý do là quan tâm con gái để bao biện cho việc anh mua nhiều đồ cho nhà vợ cũ, nào là tủ lạnh, máy giặt rồi đồ ăn, bánh trái. Thế nên chẳng có tháng lương nào anh đưa trọn vẹn cho tôi, bởi tháng nào cũng dành một khoản lớn tiền để chi cho vợ cũ và con gái riêng.
Thậm chí đến việc bố vợ cũ đi viện anh vừa biết tin liền lon ton chạy đến thăm hỏi và biếu 3 triệu. Anh không giấu tôi những việc này vì anh bảo vợ chồng phải thẳng thắn với nhau. Lúc đầu tôi thấy như vậy là tôn trọng nhau nhưng giờ thì tôi chỉ thấy đau lòng khi mà tiền mình chỉ tiêu cho gia đình nhỏ, còn tiền chồng thì đem mang chi hết cho gia đình vợ cũ.

Vì vợ cũ của chồng mà hai năm qua tôi không có lấy một ngày vui vẻ. Chị ấy không có lỗi vì tôi từng đọc được tin nhắn chị Ngọc nhắn cho chồng tôi rằng: “Anh nên quan tâm tới vợ mới nhiều hơn, em và anh hết duyên hết nợ rồi, anh không cần phải cảm thấy có lỗi với em. Em cũng có cuộc sống riêng của mình, rồi em cũng sẽ tìm được người phù hợp với mình. Vợ hiện tại mới là tương lai của anh, chứ không phải là em”.
Nhưng chồng tôi thì vẫn cố chấp giữ mãi trong tim bóng hình người cũ. Tôi biết phải làm sao bây giờ… cứ yên lặng chờ chồng quay đầu hay dứt áo ra đi. Tôi mệt mỏi lắm rồi nên đặt đơn ly hôn lên bà rồi dọn quần áo về nhà mẹ đẻ ở mặc cho anh cuống cuồng lên. Thậm chí anh còn dẫn chị Ngọc đến thanh minh trước gia đình tôi.
Tôi cười bảo: “Mình ly hôn thôi!”.
Trong thời gian ly thân thì chị Ngọc cưới chồng mới, đó là đồng nghiệp cùng công ty với chị. Còn tôi quyết ly hôn dù còn một tháng nữa thôi là sinh con. Mẹ tôi nói không ly hôn là con sống với quả bom nổ chậm… tôi cũng đồng ý với mẹ. Mặc cho anh tìm mọi cách xin lỗi, hứa hẹn nhưng tôi nghĩ mình chỉ là vậy thế thân, một lần bất tín vạn lần mất tin.
Nay thì anh ta đang sống với bố mẹ. Sau 1 năm, tôi đưa con trai chuyển vào chi nhánh trong nam sinh sống. Tôi cũng không cần anh trợ cấp vì quãng thời gian mang bầu anh cũng chỉ đưa cho tôi mỗi tháng 5 triệu để chi tiêu, mà khoản tiền đó chỉ bằng 1 phần nhỏ lương của tôi. Mẹ tôi nói thằng đàn ông tồi nhất là thằng dẻo miệng nhất, nó có kinh nghiệm với vợ cũ nên con gái mới lớn dễ bị dụ lắm, làm vợ hai phải thật đanh đá và dữ tướng thì mới mong giữ chân được.
Xem thêm: Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Tin liên quan
Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…
Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.
Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.