Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc
Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của.
Từ xưa, ông bà ta luôn xem tổ tiên như gốc rễ của một cây đại thụ – gốc có chắc thì cành lá mới xanh tươi, con cháu mới phát triển hưng thịnh, đủ đầy. Nếu không có tổ tiên giữ gìn và truyền lại dòng máu từ đời này sang đời khác, sẽ chẳng thể có những thế hệ con cháu hôm nay.
Thờ cúng tổ tiên không chỉ là nét đẹp truyền thống, mà còn là cách mỗi người chăm sóc cho cội nguồn của mình. Gốc vững thì cây mới nở hoa kết trái – đó là lý do cha ông ta luôn tin rằng: phúc khí, tài lộc của một gia đình đều khởi nguồn từ bàn thờ tổ tiên.

Bàn thờ chính là không gian linh thiêng, nơi con cháu thể hiện lòng hiếu kính, tri ân đối với tiền nhân. Trong nền văn hóa nông nghiệp của người Việt xưa, việc thờ cúng thường gắn liền với mùa màng, các lễ tiết theo âm lịch như: giao thừa, mùng Một Tết, Tết Nguyên Tiêu, Tết Thanh Minh, Tết Đoan Ngọ, rằm tháng Bảy… cùng các ngày giỗ tổ tiên.
Khi bố trí bàn thờ trong nhà, gia chủ cần đặc biệt tránh những vị trí đại kỵ dưới đây để không làm tổn hại đến vận khí gia đình.
Tránh đặt bàn thờ dựa vào tường nhà vệ sinh
Theo phong thủy, nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều uế khí, độ ẩm cao và vi khuẩn – hoàn toàn không phù hợp để đặt bàn thờ gần hoặc dựa lưng vào tường chung với khu vực này. Bàn thờ là không gian linh thiêng, cần sự thanh tịnh tuyệt đối, vì vậy việc đặt gần nhà vệ sinh không chỉ làm mất đi sự trang nghiêm mà còn phạm đại kỵ.
Cách bố trí này có thể ảnh hưởng đến vận khí, tài lộc của cả gia đình, đồng thời thể hiện sự bất kính với tổ tiên. Bên cạnh đó, cần tránh đặt bàn thờ ở nơi ẩm thấp, tối tăm hoặc thiếu vệ sinh, vì đây là những vị trí không phù hợp với tính chất thanh cao của nơi thờ tự.
Không đặt bàn thờ sát bếp
Khu vực bếp mang hỏa khí mạnh, nếu đặt bàn thờ quá gần có thể sinh ra “hỏa sát” – làm rối loạn trường khí, ảnh hưởng đến sự yên ổn và hài hòa trong gia đình. Gia chủ có thể gặp trục trặc trong công việc, tài lộc kém hanh thông, tình cảm giữa các thành viên dễ nảy sinh mâu thuẫn.

Do đó, hãy cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn vị trí đặt bàn thờ để đảm bảo sự linh thiêng, giúp gia đình luôn bình an và thịnh vượng.
Lưu ý quan trọng khi chọn hướng bàn thờ
Hướng đặt bàn thờ cần được lựa chọn kỹ lưỡng, phù hợp với mệnh và tuổi của gia chủ. Dù hướng nhà có thể chưa đạt chuẩn phong thủy, nhưng hướng bàn thờ nhất định phải “đắc cách” để giúp gia đạo an yên, vượng khí hanh thông, công việc làm ăn thuận lợi.
Thực tế, không ít người do thiếu kiến thức phong thủy đã chuyển hướng bàn thờ theo cảm tính, vô tình phạm phải các phương vị xấu, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tài lộc và sự hòa thuận trong gia đình.
Theo nguyên tắc phong thủy
Người thuộc Đông tứ mệnh nên đặt bàn thờ hướng về một trong bốn hướng: Khảm, Tốn, Chấn, Ly.
Người thuộc Tây tứ mệnh nên chọn các hướng: Đoài, Càn, Cấn, Khôn.
Việc xác định đúng hướng đặt bàn thờ không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút năng lượng tích cực cho ngôi nhà.
Xem thêm: Người xưa dặn: Nhà dù nhỏ hay cũng phải dưỡng được 3 hương thơm này mới giàu có phát tài
Tin liên quan
Phong thủy là học thuyết có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại, nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố thiên nhiên, địa hình, địa thế...
Ngày nay, rất nhiều người thích để phòng ngủ rộng rãi thoải mái. Thế nhưng ít ai biết rằng, phòng ngủ của hoàng đế thuở xưa lại không quá 10 m2. Đây chính là yếu tố phong thủy mà các vị Hoàng đế luôn chú trọng.
Trong phong thủy, 5 loại cây thủy sinh dưới đây nếu được đặt trên bàn thờ Thần Tài sẽ mang đến may mắn, giàu có cho gia chủ.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.