Lời nói dối vĩ đại – Câu chuyện nhân văn cảm động
Thomas Alva Edison là một đứa trẻ rối trí, vậy mà, nhờ có một người mẹ tuyệt vời cùng với lời nói dối vĩ đại, cậu đã trở thành thiên tài của thế kỷ.

Edison sinh ngày 11/2/1847, tại Milan, Ohio (Mỹ), từ khi sinh ra cậu luôn bị những người xung quanh coi là đứa trẻ "đần độn, rối trí" (tâm thần). Vào năm 7 tuổi, một hôm Edison từ trường về nhà và nói với mẹ: "Mẹ ơi, thầy giáo bảo con đưa cho mẹ cái này ạ!".
Người mẹ thấy vậy thì cầm lấy, cẩn thận mở ra xem, bên là lá thư của giáo viên chủ nhiệm gửi cho phụ huynh em Edison. Đọc xong lá thu, nước mắt bà Nancy Elliott giàn giụa. Cậu bé Edison thấy vậy đứng ngẩn người kinh ngạc, rồi cất tiếng hỏi mẹ: “Thầy giáo đã viết gì trong đó ạ?”
Ngập ngừng một lát, bà Nancy đọc to lá thư cho con trai mình: "Con trai của ông bà là một thiên tài! Nhưng ngôi trường này quá nhỏ, các giáo viên của chúng tôi cũng không có đủ năng lực để dạy dỗ cậu bé. Bởi vậy, xin ông bà hãy tự kèm cặp con trai mình để cậu bé được phát triển tốt hơn!”.

Kể từ đó, Edison không đến trường thêm một lần nào nữa, thay vào đó cậu được mẹ, cũng từng là giáo viên ở Canada kèm cặp, dạy dỗ mỗi ngày.
Nhiều năm sau đó, mẹ của Edison đã qua đời, còn con trai bà lúc bấy giờ đã trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20, người được mệnh danh là "Thầy phù thủy ở Menlo Park" nhờ những sáng chế thiên tài, cống hiến cho nền văn minh nhân loại.
Một ngày, khi xem lại những kỷ vật của gia đình, Edison vô tình nhìn thấy một tờ giấy gập nhỏ được cất gọn trong ngăn kéo bàn ở phòng mẹ. Tò mò mở ra đọc, thì Edison mới biết đây chính là lá thư của thầy giáo năm nào. Trong thư, có đoạn: "Con trai ông bà là đứa trẻ rối trí. Chúng tôi không thể chấp nhận cho trò ấy đến trường học được nữa".
Edison đã khóc hàng giờ sau khi đọc lá thư này. Sau này, Edison viết trong nhật ký rằng: "Thomas Alva Edison là một đứa trẻ rối trí, vậy mà, nhờ có một người mẹ tuyệt vời cùng với lời nói dối vĩ đại, cậu đã trở thành thiên tài của thế kỷ".
Sưu tầm
Xem thêm: Bài học cuối cùng – Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Trước khi quyết định chuyển nhượng hết tài sản, đất đai cho con thì hãy suy nghĩ kỹ nhà cho con rồi thì bản thân mình sẽ ở đâu? Đừng đẩy bản thân vào thế bị động rồi chật vật, khốn khổ lúc cuối đời.
Trước khi lâm chung, vị thiền sư đã dạy cho các đệ tử của mình bài học cuối cùng, học về cách diệt cỏ cũng cũng chính là học về cách tu dưỡng nhân tâm của chính mình.
Không có mẹ chồng đỡ đần vài hôm tôi mới nhận ra mình tốt số thế nào khi có một người mẹ chồng yêu thương con dâu, quan tâm chăm sóc các cháu hết lòng như thế.
Tin liên quan
Sau nhiều năm viết về tài chính, nữ phóng viên Tanza Loudenback đã đúc kết được nhiều bài học đắt giá về tiền bạc mà ai cũng nên biết.
Tuy cố tỷ phú Charlie Munger đã qua đời, nhưng những bài học đầu tư đắt giá ông để lại vẫn có thể giúp chúng ta làm giàu.
Ngày trẻ, từng phải đi rửa bát thuê và dọn nhà vệ sinh kiếm sống, nhưng vị tỷ phú công nghệ này lại coi đó là bài học quý giá.