Mẹ chồng tôi – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Không có mẹ chồng đỡ đần vài hôm tôi mới nhận ra mình tốt số thế nào khi có một người mẹ chồng yêu thương con dâu, quan tâm chăm sóc các cháu hết lòng như thế.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vừa tan sở, tôi chạy như bay xuống tầng hầm lấy xe để về cho kịp giờ đón cu Bin ở nhà trẻ, rồi còn phải chạy sang trường cấp 1 để đón cô con gái đang học lớp 5 ở đấy. Trên đường về tôi cứ như người mất hồn, trước khi tan làm nói ghé chợ mua thức ăn thế mà về tới nhà mới nhớ ra, thế là đành phải dẫn hai đứa con xuống siêu thị dưới chung cư để mua.

Mấy hôm trước mẹ chồng tôi nhận được tin anh trai mẹ dưới quê bị tai biến mất, nên chồng tôi với mẹ về quê lo liệu đám tang. Trước khi đi mẹ bảo: “Mẹ về dưới ấy chắc cũng phải ba bốn hôm mới lên được con ạ!”.

“Dạ, mẹ cứ ở quê lo liệu cho xong việc rồi lên ạ”, tôi trả lời mẹ.

Cuối quý phải quyết toán công quỹ nên công việc của tôi ở công ty rất nhiều, nhưng không thể không để mẹ với chồng về quê được. Thế là thành ra nông nỗi này đây!

Mẹ chồng tôi năm nay đã hơn 60 tuổi, nhưng vẫn còn trẻ với khỏe lắm, bà còn đi được cả xe máy. Trước đây bà cũng làm công chức nhà nước, về nghỉ hưu được 5 năm nay rồi. Trước mẹ chồng chỉ sinh 2 người con, chồng tôi là con lớn và một cô em chồng hiện đang sống ở TP. HCM. Còn ba chồng tôi mất cách đây 7 năm rồi. Nghỉ hưu nên phần lớn thời gian trong ngày bà dành cho gia đình, cho các cháu. Với bà gia đình là tất cả niềm vui, niềm hạnh phúc của mình. Từ ngày mẹ chồng nghỉ hưu, mọi việc trong nhà từ bé đến lớn đều một tay bà lo hết, vợ chồng tôi chỉ việc đi làm thôi, các cháu ở nhà một tay bà đưa đón, cho ăn uống. Ở cơ quan ai cũng ghen tỵ với tôi vì “tốt số”, có được mẹ chồng tốt. Mà quả đúng là vậy!

Me-chong-toi-cau-chuyen-dang-suy-ngam

Mẹ chồng tôi có lương hưu, thế là bà bảo vợ chồng tôi làm có lương thì để dành sau này lo cho con với đóng học phí, còn tiền ăn uống chi tiêu trong nhà bà dùng tiền lương hưu cả bà để chi trả.

Mọi việc cứ suôn chảy như vậy đấy.

Thế nhưng mà hôm nay, mẹ chồng đi vắng vài hôm tôi mới thật sự hụt hẫng, nhận rõ được tầm quan trọng của mẹ trong gia đình mình. Không có mẹ đỡ đần tôi không biết phải xử lý việc nào trước, việc nào sau. Sao tôi lại có thể sơ xuất đến nỗi không học hỏi được gì từ lúc về nhà chồng, chừng ấy năm làm dâu tôi chỉ lo mỗi việc sinh con đẻ cái mà quên mất còn có cả công việc nhà nữa. Giờ tôi mới thật sự thấm thía câu nói: “Có mẹ thì mẹ làm cho, khi không có mẹ bù đầu bù tai”.

Hỡi ơi các chị em, có mẹ là sướng nhất trần đời đấy, nên hãy quan tâm đến mẹ nhiều hơn nhé. Thỉnh thoảng hãy mua cho mẹ cái áo, ít hộp thuốc bổ và tâm sự với mẹ nhiều hơn. Hãy yêu thương mẹ bằng tất cả tấm lòng nhé!

Sưu tầm

Xem thêm: Cách nịnh vợ - Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Muốn gia đình êm ấm, vui vẻ thì phải biết cách nịnh vợ, khen vợ. Bởi vợ vui thì cả nhà mới vui, vợ cười thì cả nhà mới rộn ràng lên được.

Cách nịnh vợ - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Đối với bạn một bữa cơm với thịt cá là một điều bình thường hiển nhiên, nhưng với ông cụ ấy 5 nghìn cơm trắng ăn với nước mắm đã là một bữa cơm ngon.

5 nghìn cơm trắng – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Scott Neeson – cựu Chủ tịch hãng phim lớn nhất thế giới, một người đàn ông với tâm hồn vĩ đại đã tự tay nuôi lớn 2000 đứa trẻ ở bãi rác.

Một tâm hồn vĩ đại – Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Tin liên quan

Mạnh Tử nói: "Nhân chi hoạn, tại hảo nhân vi sư". Có nghĩa là, tật xấu của con người là thích làm thầy người khác. 

Lời cổ nhân nghìn năm vẫn đáng: Tật xấu của con người là thích làm thầy người khác
0 Bình luận

Gặp cảnh khốn cùng, có người nhẫn nhịn vượt qua, có người phóng túng đánh mất bản thân. Hai cách đối đãi ấy thể hiện 2 cảnh giới tu dưỡng đạo đức khác nhau, ấy là sự phân biệt giữa quân tử và người thường.

Cổ nhân tôn sùng người quân tử, bởi gặp cảnh khốn cùng vẫn giữ đức hạnh
0 Bình luận

Sống ở đời chỉ cần đủ nhẫn nhịn, đủ chịu khó thì chắc chắn sẽ nhận lại những điều xứng đáng. 

Cổ nhân dạy: Phúc lớn do trời, phúc nhỏ do người
0 Bình luận


Bài mới

Cuộc chiến thừa kế – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Vụ kiện thừa kế kéo dài 4 năm khiến dư luận bàng hoàng. Mọi người ai cũng lên án những đứa con tham lam, khiến mẹ phải ra tòa khi đã ở tuổi xế chiều.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 23 phút trước
Trái đắng tuổi xế chiều – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở tuổi xế chiều, tôi sống trong sự lạnh nhạt và oán hận của con gái vì tôi từng ép con bé phải học hành chăm chỉ, giỏi giang trong khi đó lại thoải mái nuông chiều con trai út.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa dặn: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt

Từ những quan sát ở đời sống mà người xưa đúc kết ra nhiều kinh nghiệm quý, trong đó có câu: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'không hứa khi vui, không nói khi giận, không than khi buồn'?

Người xưa cho rằng, muốn sống hạnh phúc thì nên biết 3 không: không hứa khi vui, không nói khi giận và không than khi buồn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thức ăn thừa – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi sẽ không ngại khi nhận “thức ăn thừa” của hai bác dù đã biết sự thật. Bởi đó là sự tử tế, tình yêu thương mà hàng xóm đã dành cho chàng trai trẻ xa quê như tôi.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao 'đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'?

Người xưa có lời răn dạy: 'Đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'. Vì sao lại thế?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đề xuất