Kiệt sức khi phải theo chồng chúc 30 đám mừng thọ trong làng - Câu chuyện đáng suy ngẫm
Hỏi về chuyện bỏ phong bì, mẹ chồng bảo “thân thì 500.000, 300.000 còn quen xa xa thì 200.000, 100.000”. Tôi nghe mà choáng váng, 30 đám mừng thọ nhân lên thì tốn gần cả chục triệu rồi sao?

Tôi lấy chồng cách nhà 180km, chúng tôi vừa làm đám cưới vào đầu tháng 12/2024. Tết 2025 là cái Tết đầu tiên tôi ở nhà chồng. Vốn nghĩ mùng 1 Tết hai vợ chồng sẽ đi chúc Tết họ hàng thân thích rồi mùng 2 sẽ cùng nhau đi du xuân, mùng 3 lại cùng nhau về nhà ngoại. Thế nhưng mọi thứ khác xa tưởng tượng của tôi.
5 giờ sáng mùng 1 Tết tôi phải dậy sớm cùng mẹ chồng làm mâm cúng. Xong đâu vào đấy bà lại gọi vợ chồng tôi vào phòng, giao cho một việc hệ trọng là đi mừng thọ. Bà bảo: “Năm nay làng mình có tổng cộng 30 đám mừng thọ, cả thân lẫn sơ. Mọi năm bố mẹ là người đi nhưng năm nay nhà có dâu mới nên các con sẽ thay mặt bố mẹ đến nhà họ chúc thọ. Phong bì hai đứa cũng chủ động lo liệu nhé”.
Những lời mẹ chồng nói khiến tôi ngẩn người. 30 đám mừng thọ trong làng, có nhà bà con thân thiết, cũng có nhà chỉ quen biết sơ sơ thế mà bố mẹ vẫn yêu cầu đi đủ mà còn phải đi luôn trong ngày mùng 1 Tết. Chuyện phong bì mừng thọ cũng là cả vấn đề. Chồng tôi hỏi mẹ thì bà bảo “thân thì 500.000, 300.000 còn quen xa xa thì 200.000, 100.000”. Tôi nghe mà choáng váng, 30 đám mừng thọ nhân lên thì tốn gần cả chục triệu rồi sao?

Ấy thế mà vợ chồng tôi phải làm thật. Chồng tôi theo lời mẹ chồng bảo tùy quan hệ mà bỏ phong bì, đến lúc tổng lại thì hết tròn 8 triệu đồng. Thế là mới sáng mùng 1 Tết tôi đã phải đôn đáo đổi tiền trong tài khoản lấy tiền mặt vì đây là khoản phát sinh không biết trước. Nhìn tệp phong bì lòng tôi nặng trĩu.
8 giờ sáng, vợ chồng tôi lên đường đi chúc Tết, chúc thọ. 30 đám mừng thọ, nhà thì mỡ cổ linh đình, nhà thì làm vài mâm quây quần con cháu. Thế nhưng đến đám nào chồng tôi cũng phải nhấp môi vài ba chén rượu hoặc lon bia gọi là thay cho lời chúc phúc đến các cụ và gia đình. Thế là mới nửa buổi, chồng tôi đã đỏ mặt tía tai, người liêng being như muốn ngã.
Không chỉ chuyện mừng thọ, tôi còn kiệt sức bởi chuyện lì xì Tết. Là dâu mới, đi chúc thọ gặp trẻ nhỏ không thể không lì xì. Mà các cháu đông, mừng tuổi 50.000 đồng thì quá tốn kém, mà mừng 20.000 đồng thì bị chê ít. Có đứa trẻ sau khi được tôi lì xì thì mặt mày khó chịu, ngúng nguẩy mách mẹ: “Mẹ ơi, cô lì xì con có mỗi 20.000 nghìn bọ xít”. Chồng tôi ngượng ngùng cười xòa, rồi quay đi lườm tôi cháy mặt. Anh đâu biết, số tiền lẻ tôi chuẩn bị để lì xì con cháu trong nhà đã sắp bị ngốn sạch bởi cái buổi đi mừng thọ này.
13 giờ hôm đó vợ chồng tôi mới hoàn thành xong nhiệm vụ về đến nhà. Đặt lưng xuống giường tôi chỉ muốn ngủ một mạch đến mùng 5 Tết, chẳng còn thiết tha làm gì. Người thì mệt, túi thì cạn, thế là tôi cằn nhằn với chồng: “Em không thấy tục lệ ở đâu rườm rà như ở quê anh. Đi chúc thọ cũng phải anh em thân thích mới đi, ai lại đi chúc thọ cả làng như thế? Chẳng lẽ năm nào mình cũng tốn tiền, tốn thời gian cho việc này?”.
Chồng tôi có tí men trong người, cáu gắt ầm ĩ: “Tốn cũng phải đi, mệt cũng phải đến, đó là trách nhiệm là bổn phận của người làm con làm cháu. Bố mẹ trước thế nào thì con cái sau cứ thế mà làm”. Anh còn bỉ bôi tôi vừa mới về làm dâu đã hở ra cái giọng lười nhác, ki bo kẹt sỉ.
Tôi ấm ức khóc đến sưng mắt, chồng tôi cũng không thèm dỗ dành. Cả cái Tết, vợ chồng tôi vì chuyện mừng thọ mà mỗi người một mặt, đến hôm đưa nhau về quê ngoại vẫn mặt nặng mày nhẹ với nhau. Tôi nghĩ mà buồn, chẳng lẽ tôi nói sai hay sao? Dù là mừng thọ cũng chỉ nên coi trọng chỗ thân thích, cứ đổ xô đi chúc thọ vừa tốn công, tốn của lại vừa làm mất đi ý nghĩa thực sự của dịp đặc biệt này.
Xem thêm: Còn cha còn mẹ là còn xuân – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Đọc thêm
Trong đêm giao thừa, nhờ sự chung tay của cộng đồng mạng, người phụ nữ nghèo mất 1.5 triệu đồng khi đi chợ Tết đã được lì xì lại hơn 100 triệu.
Cứ nghĩ số kim cương đã vứt sẽ chẳng tìm lại được, nào ngờ gần sát giờ giao thừa, công nhân bãi rác Khánh Sơn đã tìm đến nhà trao lại cho chủ nhân tài sản trị giá 1 tỷ đồng.
Nhờ sự chung tay của cộng đồng, 500 cây quất của người nông dân miền Tây lặn lội lên Bình Dương bán Tết đã được “giải cứu” thành công trong ngày cuối cùng của năm.
Có lẽ trong tâm thức mỗi người đều có những điều vĩnh cửu nào đó cho riêng mình, với tôi, đó là những mùa xuân còn được ở bên cạnh cha mẹ.
Tin liên quan
“Tết này bận việc không về quê ăn tết với bố mẹ phải không con? Không về được thì thôi, bố mẹ ở quê vẫn khỏe, lúc nào rảnh con lại đưa vợ con về chơi...”.
Từ ngày không còn chạy đua theo hình thức, không còn tự áp lực mình chuyện cúng Tết tôi thấy lòng mình nhẹ nhàng hơn hẳn và Tết cũng vì thế mà trở nên tươi đẹp hơn.
Tôi chẳng thể ngờ được cái tết đầu tiên ở nhà chồng lại khiến tôi ám ảnh, kinh hồn bạt vía đến thế. Giờ tôi chỉ muốn trở về với bố mẹ đẻ, nơi tôi luôn được yêu thương và tôn trọng.