Họ chín đời còn hơn người dưng, người trong nhà với nhau phải biết chừng mực, nhẫn nhịn
"Họ chín đời còn hơn người dưng" là một câu châm ngôn lâu đời của người Việt, ám chỉ rằng người trong nhà với nhau phải biết chừng mực, nhường nhịn, hòa hảo, thế mới vui vẻ, sum vầy.

Trong những thập niên đầu thế kỷ 20, những câu chuyện trong bộ sách Quốc Văn giáo khoa thư và Luân lý giáo khoa thư được sử dụng để giảng dạy cho mọi trường tiểu học ở Việt Nam. Những bài học trong bộ sách ấy đã góp phần bồi dưỡng những kiến thức cơ bản, nêu lên những đạo lý làm người.

Ở phần lớp Sơ đẳng (Luân lý giáo khoa thư, tr. 96), truyện tên "Bổn phận người trong họ ăn ở với nhau" có nhắc tới câu cách ngôn rằng: "Họ chín đời còn hơn người dưng". Câu chuyện ấy như sau:

Nhà ông Trương Công Nghệ thời xưa, họ hàng chín đời vẫn chung sống với nhau rất hòa thuận. Nhà vua nghe vậy liền lấy làm lạ, một hôm ngự giá tới chơi nhà. Vua hỏi rằng: "Cớ sao anh em họ hàng nhà người cư xử hòa thuận được như thế?". Thấy vậy, ông Trương Công Nghệ liều lấy bút giấy, viết một trăm chữ "Nhẫn" rồi dâng lên cho vua coi. Vua khen là phải, thưởng cho ông mấy tấm lụa.
Trong cùng họ, dù có chi nọ chi kia những cũng đều cũng một ông tổ, cùng khí huyết với nhau, tựa như một cây to cổ thụ có nhiều cành mà vẫn nguyên gốc. Vì thế, người trong một họ nên yêu thương lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là phải nhường nhịn nhau để ai nấy đều vui vẻ, hạnh phúc. Từ xưa, các vua chúa vẫn lấy sự hòa thuận trong gia đình làm điều coi trọng. Thế nên vua Tự Đức mới từng ban dụ rằng: "Phàm nhà nào anh em họ hàng sống với nhau được hòa mục, hằng nam quan sở tại phải làm sớ tâu lên để nhà vua ban thưởng".
Nhờ câu chuyện trên, người ta mới thấy rõ chữ Nhẫn là đáng quý. "Họ chín đời còn hơn người dưng", không phải lúc nào gia đình cũng hòa thuận vui vẻ, quan trọng là có xích mích bất hòa vẫn giữ được chữ nhẫn. Nhẫn có nghĩa là chịu đựng, nhường nhịn, lại vừa là nhẫn nhục, kiên nhẫn, nhẫn nại.

Nhẫn là đức tính cao đẹp ngàn đời của người Á Đông, là quy tắc ứng xử cốt lõi trong cuộc sống. Người Việt từ xưa đã lấy tình thương làm cốt lõi, đề cao chữ Nhẫn trong cuộc sống. Ta chủ trương nhường nhịn, an yên, không ngại nhận phần kém để giữa hòa khí, cũng không để bụng, thù hằn ai lâu dài.
Nhẫn là điều tích cực, là thiện lương, là sự trưởng thành, chín chắn trong tâm trí, nào phải hèn nhát, nhún nhường như nhiều người lầm tưởng. Càng là những người thân thiết với nhau, nhất là những người trong cùng một gia đình, càng phải biết chữ Nhẫn, không vì thân thiết mà xuề xòa, hỗn hào. Nhẫn không phải là chịu khuất phục, nhún nhường ai đó, mà là kiên nhẫn, nhẫn nại khi gặp chuyện, không buông lời xúc phạm, không tỏ thái độ hỗn hào, vì hòa khí gia đình mà biết nhẫn.
Đạo làm con phải sống trọn chữ hiếu, nhất định không được oán trách cha mẹ
Đọc thêm
Nhân sinh tại thế, biết mình còn thiếu hiểu biết, ngu muội so với đời không phải là việc dễ dàng.
Trong các ác nghiệp, khẩu nghiệp là nghiệp con người dễ phạm phải nhất, nghĩ gì nói nấy chỉ khiến rước nghiệp lực về mình, biết tu cái miệng chính là tự tích đức.
Cố nhân có câu, kẻ càng cao ngạo càng dễ ngã ngựa, có chút tài lẻ đã tự mãn, kiêu căng thì chỉ sớm rước họa vào thân.
Tin liên quan
Lagom có ý nghĩa là vừa đủ, cân bằng, hạnh phúc, là triết lý sống thấm nhuần trong văn hóa Thụy Điển nhiều đời nay.
50 năm sau, nhân loại vô cùng ngỡ ngàng vì nhiều dự đoán tưởng chừng chỉ nằm trong chí tưởng tượng của Isaac Asimov lại trở thành hiện thực.
Nhiều lời truyền miệng cho rằng, sau khi hạ kẻ thù thổ dân da đỏ Bắc Mỹ sẽ lột da đầu kẻ thù để mua vui, sưu tầm chiến tích. Sự thật có phải vậy không?