Nghĩ về triết lý Lagom của người Thụy Điển: Sống trên đời chỉ cần vừa đủ để hạnh phúc

Lagom có ý nghĩa là vừa đủ, cân bằng, hạnh phúc, là triết lý sống thấm nhuần trong văn hóa Thụy Điển nhiều đời nay.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 18/02
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lagom là gì?

Nếu có thể định nghĩa cuộc sống của con người hiện tại bằng vài từ, thì ắt hẳn đó chính là thừa thãi, bất ổn. Ta đang sở hữu quá nhiều thứ, trong đó có vô số thứ mà ta thực sự chẳng bao giờ cần đến, những thứ thừa thãi ấy khiến tâm trí ta xáo trộn, bất ổn. Ta hoang mang giữa cuộc đời khi cứ phải chạy theo cuộc đua vật chất danh vọng để bằng bạn bằng bè, còn tâm hồn ta lại trống rỗng, thiếu thốn và cô độc?

triet-ly-lagom-cua-nguoi-thuy-dien
Ta hoang mang giữa đời khi cứ phải chạy theo cuộc đua vật chất danh vọng để bằng bạn bằng bè, còn tâm hồn ta lại trống rỗng, thiếu thốn và cô độc?

Để trốn thoát khỏi cuộc sống xô bồ, náo nhiệt kia, người ta thường mong muốn tìm về một chốn thanh thản, an yên. Đó cũng là lý do mà triết lý Lagom của người Thụy Điển trở nên phổ biến, chính là bí quyết giúp người dân nơi đây sống một cuộc sống hạnh phúc, cân bằng.

Lagom (đọc là [ˈlɑ̂ːɡɔm]) xuất hiện vào thế kỷ 17, là một từ trong tiếng Thụy Điển và tiếng Na Uy mang ý nghĩa là "vừa đủ, vừa phải". Lagom có thể hiểu theo một số nghĩa khác là "theo lẽ thường", "theo phong tục" (nghĩa gốc từ lag - luật), "cân bằng", "phù hợp - một lượng phù hợp", "hoàn hảo đơn sơ". 

triet-ly-lagom-cua-nguoi-thuy-dien
Lagom (đọc là [ˈlɑ̂ːɡɔm]) mang ý nghĩa là "vừa đủ, vừa phải".

Lagom được coi là cái nôi của triết lý Thụy Điển, nhấn mạnh về lý tưởng sống khiêm tốn và tránh cực đoan phóng đại. Thật khó để giải nghĩa hay chuyền tải ý nghĩa của Lagom sang các thứ tiếng khác, chỉ có thể hiểu đó là từ chỉ sự vừa phải, vừa đủ. Lagom được coi như một kim chỉ nam trong phong cách sống, giao tiếp, ứng xử của người Thụy Điển, là sự vừa đủ, là cân bằng nhưng không cần thiết phải hoàn hảo.

triet-ly-lagom-cua-nguoi-thuy-dien
Chỉ cần vừa đủ, không cần quá nhiều, chẳng cần hư vinh của cải, ấy mới là một cuộc sống an yên, hạnh phúc.

Thụy Điển có câu tục ngữ cổ rằng: "Lagom är bäst", còn được dịch trong tiếng Anh là: "Enough is as good as a feast", hoặc "There is virtue in moderation". Câu này có nghĩa là, "Vừa đủ là tuyệt vời nhất", hoặc là "Có chừng, có mực". Triết lý sống Lagom được thể hiện ở nhiều mặt, có thể là việc nói lời ngắn gọn không khoe khoang, những ngôi nhà theo phong cách minimalist tối giản, thoáng đãng, hay những thị trấn yên bình, không quá ồn ào. Chỉ cần vừa đủ, không cần quá nhiều, chẳng cần hư vinh của cải, ấy mới là một cuộc sống an yên, hạnh phúc.

Lagom hay bí quyết để có cuộc sống an yên hạnh phúc

Lagom khuyến khích con người tiết chế, cân bằng, chừng mực, đã thấm nhuần trong tư tưởng và xã hội tại Thụy Điển. Người Thụy Điển luôn hài lòng với cuộc sống hiện tại, ghi nhớ những sai lầm trong quá khứ nhưng không đắm chìm mà lấy đó làm kinh nghiệm để vươn lên, phát triển. Sống theo lagom để có một cuộc sống giản dị, vừa đủ, cân bằng với mọi khía cạnh cuộc sống và tập trung vào những gì thực sự khiến ta hạnh phúc.

Lagom từ bản thân

Một trong những cú sốc văn hóa mà du khách hay gặp khi tới Thụy Điển là họ cảm thấy người dân nơi đây có vẻ lạnh lùng, ít nói. Thực ra, người Thủy Điển thường nói vừa đủ, tránh dùng những từ biểu cảm mạnh mẽ, không muốn thể hiện cái tôi quá lớn cũng như tiết lộ quá nhiều về con người họ. Họ học cách đưa ra những ý kiến khách quan, tránh đánh giá người khác thiếu căn cứ. 

triet-ly-lagom-cua-nguoi-thuy-dien
Học cách nói vừa đủ, tránh dùng những từ biểu cảm mạnh mẽ, không muốn thể hiện cái tôi quá lớn cũng như tiết lộ quá nhiều về bản thân.

Quả thực, đôi khi ta không tránh khỏi những lúc lỡ lời, quá đà khiến người khác tổn thương, hiểu lầm, thậm chí vướng vào tranh cãi không cần thiết. Nói vừa đủ sẽ giúp ta tránh khỏi phiền hà không đáng, tránh xa ràng buộc, trau rèn cái tôi trở nên khiêm tốn, biết điều.

Lagom tại nhà

Ở Thụy Điển, không quá ngạc nhiên khi người ta hoàn toàn sinh sống hạnh phúc trong những ngôi nhà nhỏ xinh nhưng vừa đủ tiện nghi. Họ không cần những ngôi nhà nguy nga tráng lệ, không cần những đồ đạc hiện đại cầu kỳ. 

triet-ly-lagom-cua-nguoi-thuy-dien
Ở Thụy Điển, không quá ngạc nhiên khi người ta hoàn toàn sinh sống hạnh phúc trong những ngôi nhà nhỏ xinh nhưng vừa đủ tiện nghi.

Có thể căn nhà ấy hơi lộn xộn, nhỏ bé, nhưng tất cả những thứ họ giữ lại đều là thứ có giá trị. Một ngăn kéo bừa bộn nhưng chứa đầy những cuộn washi tape xinh xắn mà bạn ưa thích thì chẳng phải là điều thừa thãi gì. Miễn đó là điều làm bạn hạnh phúc, không phải gánh nặng, thì hãy cứ giữ chúng.

Lagom trong công việc

Nhiều người cho rằng làm thêm giờ là cách mà họ tận tâm và cống hiến với công việc, nhưng người Thụy Điển lại cho rằng làm thêm tức là họ không làm việc hiệu quả trong giờ hành chính. Họ có một thời gian làm việc khá ngắn so với nhiều quốc gia khác, hiếm khi có làm thêm, trong đó có những khoảng tea break (trà chiều) thư giãn nghỉ ngơi nhưng vẫn đảm bảo công việc hoàn thiện đầy đủ.

triet-ly-lagom-cua-nguoi-thuy-dien
Người Thụy Điển lại cho rằng làm thêm tức là họ không làm việc hiệu quả trong giờ hành chính.

Dù công việc là một phần của cuộc sống, đừng để nó trở thành một nhiệm vụ chính mà bạn phải thực hiện 24/7. Hãy nỗ lực hết mình trong giờ làm, trong văn phòng, nhưng sau đó, hãy dành thời gian để ngơi nghỉ, tận hưởng cuộc sống của riêng mình.

Lagom là triết lý sống mà ta có thể áp dụng vào nhiều mặt trong cuộc sống. Đó vừa là cách tối giản hóa cuộc sống, giảm thiểu căng thẳng, vừa là cách để ta đi tìm hạnh phúc cân bằng. Nhờ đó, ta có thể nhận ra rằng những điều nhỏ bé, đơn sơ lại mang đến cho ta nhiều niềm vui nhất.

5 kênh YouTube về thời trang giúp truyền cảm hứng để bạn sống vui vẻ mỗi ngày

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Nhân sinh tại thế, biết mình còn thiếu hiểu biết, ngu muội so với đời không phải là việc dễ dàng.

Trí tuệ lớn nhất đời người là tự biết mình ngu muội
0 Bình luận

Trong các ác nghiệp, khẩu nghiệp là nghiệp con người dễ phạm phải nhất, nghĩ gì nói nấy chỉ khiến rước nghiệp lực về mình, biết tu cái miệng chính là tự tích đức.

Biết tu cái miệng chính là tự tích đức
0 Bình luận

Không phải lúc nào bạn cũng cảm thấy vui vẻ, lạc quan, rực rỡ như ánh mặt trời. Dù vậy, bạn vẫn hoàn toàn có thể tự mang lại hạnh phúc cho riêng mình bằng nhiều hành động nhỏ dưới đây.

Chuyên gia tâm lý bật mí 11 bí mật của hạnh phúc mà ai cũng cần biết
0 Bình luận

Tin liên quan

50 năm sau, nhân loại vô cùng ngỡ ngàng vì nhiều dự đoán tưởng chừng chỉ nằm trong chí tưởng tượng của Isaac Asimov lại trở thành hiện thực.

Những lời tiên tri gần như chính xác về tình hình thế giới 50 năm sau của nhà văn Mỹ Isaac Asimov
0 Bình luận

Nhiều lời truyền miệng cho rằng, sau khi hạ kẻ thù thổ dân da đỏ Bắc Mỹ sẽ lột da đầu kẻ thù để mua vui, sưu tầm chiến tích. Sự thật có phải vậy không?

Bóc trần sự thật về tục lột da đầu kẻ thù của thổ dân da đỏ Bắc Mỹ
0 Bình luận

Tháng 2/2021 được xem là 1 tháng vô cùng đặc biệt. Đây gọi là tháng "bảo nguyệt thố".

Vì sao tháng 2/2021 được gọi là tháng 'bảo nguyệt thố'?
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 23 giờ trước
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 26/06
Bát bún ân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn ông cụ nằm co quắp trên chiếc giường gỗ, tay chân teo tóp. Tôi nghẹn lại, bát bún ân tình năm nào vẫn còn nóng trong ký ức, còn ông thì đang ngày một héo mòn theo những cơn đau.

Hải An
Hải An 25/06
Cổ nhân răn dạy: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông”, càng ngẫm càng thấm

Cổ nhân thường răn dạy con cháu: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông. Sống trên đời, ám ảnh là liều thuốc độc tai hại nhất.” Một câu nói ngắn, nhưng đủ để trở thành chiếc gương soi chiếu cả một đời người từ cách đối diện với thất bại, khổ đau, đến cách vượt qua những u uẩn trong tâm trí.

Hải An
Hải An 24/06
Nghỉ hưu đi du lịch là sai sao? – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.

Hải An
Hải An 23/06
 Lời xin lỗi muộn màng từ mẹ chồng cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Hai năm sau ly hôn tôi chưa từng nghĩ mình sẽ gặp lại mẹ chồng cũ, lại càng không nghĩ tới bà sẽ chủ động đến nhà bố mẹ đẻ tôi để nói lời xin lỗi.

Hải An
Hải An 22/06
Người xưa răn dạy: Cái ngốc lớn nhất của con người là thích “ngồi lên đầu” người khác!

Người xưa răn dạy “Cái ngốc lớn nhất của con người là thích ‘ngồi lên đầu’ người khác” Đây không chỉ là một lời cảnh tỉnh, mà còn là chiếc gương phản chiếu sự ngộ nhận đầy sai lầm của nhiều người trong cách họ thể hiện bản thân giữa xã hội.

Hải An
Hải An 21/06
Cha tôi già rồi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha tôi, một người đàn ông già cỗi, cứng đầu, cô độc, sống lẫn lộn giữa yêu thương và sợ hãi trong chiếc hộp kín của thời gian và ký ức. Nhìn cha trôi dần vào cõi mù sương, lòng tôi đau như cắn phải hạt sạn trong bát cơm nguội.

Hải An
Hải An 20/06
Người mẹ một mắt – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên tôi chưa bao giờ thôi ghét mẹ. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề khiến bạn bè trong lớp không ngừng chế giễu, trêu chọc tôi.

Hải An
Hải An 19/06
Người xưa nói “Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ”, vế sau lại càng thêm thấm thía

Người xưa có câu “Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ, dù mệt đến đâu cũng đừng ngồi lên trên đùi người khác”, đây không chỉ là lời dạy mang tính tâm linh mà còn là bài học về đạo đức, cách hành xử trong đời sống thường nhật.

PC Right 1 GIF
Đề xuất