Bạn là quân tử hay tiểu nhân? - Đáp án nằm gọn trong bài viết này
Trong văn hóa Trung Quốc, quân tử là mẫu đàn ông cao thượng, hội tụ đủ "Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín".

Người Trung Quốc xưa coi quân tử là người gánh trách nhiệm phát huy văn hóa đạo nghĩa của đất nước, thiện hóa dân chúng, bản tính kiên cường, tấm lòng nhân nghĩa rộng lớn. Người quân tử là người có thể gánh vác sứ mệnh và trách nhiệm bảo vệ chân lý, chính nghĩa.
Quân tử và tiểu nhân dưới góc nhìn người xưa
Trong đối nhân xử thế, quân tử luôn mở rộng tấm lòng, bao dung với mọi người. Kẻ tiểu nhân thì so đo, tính toán từng tiểu tiết, "ôm bụng" báo thù.
Người quân tử luôn giữ vững quan điểm của mình, không vì tư lợi mà đánh mất bản thân. Kẻ tiểu nhân chỉ chăm chăm vào mưu lợi, ỷ lại cường quyền để hại người lợi mình.
"Người quân tử yêu cầu bản thân, kẻ tiểu nhân yêu cầu người khác" - Khổng Tử nhận định.

Kẻ tiểu nhân luôn giả lả, đeo mặt nạ, miệng năm mô bụng một bồ dao găm. Thậm chí không từ bỏ thủ đoạn để trà đạp lên người khác, tranh giành quyền lợi về cho mình. Kẻ như này thật sự rất nguy hiểm.
Trong khi đó, người quân tử không xu nịnh quyền thế, không vì lợi ích của ai mà tranh đoạt quyền lợi, chức vị. Họ luôn có chính kiến riêng của mình, luôn hỗ trợ người khác khi gặp khó khăn. Trong tâm họ luôn biết: càng tư lợi, càng thiệt thân; càng tranh đoạt, càng hại mình. Những phẩm chất như vậy càng làm nổi bật phẩm cách của người quân tử.
Người quân tử sống đàng hoàng, ngẩng đầu không thẹn với trời, cúi đầu không thẹn với đất. Họ sống lạc quan, vui vẻ, hết lòng vì mọi người xung quanh.
Kẻ tiểu nhân trong lòng mưu mô, nhỏ nhen. Chúng luôn tính toán mọi cách thu lợi về cho mình, không muốn giúp đỡ ai. Sống cuộc đời như vậy khiến kẻ tiểu nhân ngày càng rớt xuống. Trong khi người quân tử lại ngày càng có xu hướng đi lên.
Hướng về phía trước, tức là hướng thiện, không ngừng hướng về phía đạo nghĩa. Hướng xuống dưới, tức là không biết sửa sai, không biết tu tâm dưỡng tính. Trời xanh luôn công tâm đối với tất cả mọi người.
Nhận diện kẻ tiều nhân với 5 đặc điểm
- Hết lời khen ngợi, xu nịnh khi nói chuyện với một người nhưng sau lưng luôn cố gắng hạ bệ, đặt điều chê dở, thậm chí cố tình gây ra những tranh cãi khó lường giải quyết.
- Tỏ rõ thái độ không muốn kết thân, khinh bỉ với những người yếu thế, không có giá trị lợi dụng.

- Một mực tìm lí do hoặc người thế thân để đổ lỗi nếu mắc sai lầm.
- Lười biếng nhưng thích đạt kết quả tốt, thích “cướp công”.
- Luôn gây bất lợi cho người khác, bôi nhọ người khác để tự nâng cao bản thân.
Xem thêm: Cổ nhân nói: "Nam tử hán không mao thì quý như vàng, nữ nhân có phúc thì ít mao", có nghĩa là gì?
Đọc thêm
Cổ nhân vẫn dạy, sinh tử hay vận mệnh của con người đều do ông trời sắp đặt. Đắc được chính là vì đường đời ta có nó, không đắc được là bởi vận mệnh ta không có mà thôi.
Nhìn lại những câu châm ngôn được cổ nhân căn dặn và lưu truyền đến giờ, ta thấy rằng đó quả là những bài học sâu sắc còn vẹn nguyên giá trị.
Người xưa truyền dạy "Năm cây vào nhà thì nhà nghèo, nhà tan" - 5 cây đó là dâu, lê, tùng, bách và phát lộc.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.