Người xưa dạy: “Ngàn người kiếm tiền, không bằng một người ngủ yên”, người ngủ yên ở đây là ai?
Người xưa dạy “Ngàn người kiếm tiền, không bằng một người ngủ yên”, đây là bí quyết giúp gia tộc tám đời hưng thịnh không suy. Vậy người ngủ yên mà người xưa nhắc đến trong câu là ai?

Người xưa dạy “Ngàn người kiếm tiền, không bằng một người ngủ yên” mang hàm ý gì?
Hiểu theo nghĩa đen câu người xưa dạy “Ngàn người kiếm tiền, không bằng một người ngủ yên” đó là, một nghìn người làm việc chăm chỉ để kiếm tiền cũng không bằng một người ngủ sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.
Khi đọc câu nói này, cũng có nhiều người cho rằng, nghìn người chăm chỉ kiếm tiền này là nhân viên, còn người ngủ chính là sếp, dù không làm vẫn có tiền.
Nhưng đó không phải là nội hàm đích thực mà người xưa muốn truyền tải. “Một ngàn” trong câu nói trên không ám chỉ một ngàn người mà ý nói nhiều người với số lượng lớn. Vì vậy, câu này nên hiểu là nhiều người đi kiếm tiền, không bằng một người ngủ yên. Mà người “ngủ yên” ở đây không không dùng để chỉ người sống mà là chỉ tổ tiên đã khuất. Người xưa mô tả một người sau khi qua đời thì giống như đi vào giấc ngủ nghìn thu.

Người xưa rất tin vào phong thủy, nên những câu nói xuất phát từ cuộc sống hầu như đều liên quan đến phong thủy. Trong việc xây dựng nhà cửa, người xưa rất chú trọng đến hình thái phong thủy. Họ tin rằng, phong thủy tốt sẽ mang lại may mắn cho gia chủ, ngược lại phong thủy xấu có thể mang lại xui xẻo.
Thời xưa có hai loại nhà, một là dương trạch – nơi ở của người sống, hai là âm trạch – nơi ở của người đã khuất, cũng chính là nơi an táng của tổ tiên. Cổ nhân cho rằng, số mệnh của một người không chỉ bị ảnh hưởng bởi phong thủy dương trạch, mà còn bị ảnh hưởng bởi phong thủy âm trạch của tổ tiên. Chính vì thế, việc xây mộ rất được coi trọng.
Sau khi đã hiểu được quan niệm tư duy của người xưa, thì câu tục ngữ “Ngàn người kiếm tiền, không bằng một người ngủ yên” mà người xưa dạy sẽ dễ dàng được lý giải.
Câu nói “Ngàn người kiếm tiền, không bằng một người ngủ yên” hiện nay còn giá trị nữa không?
Hiện nay,do tư tưởng rộng mở hơn nên hầu hết mọi người đều tin rằng cuộc sống tốt đẹp là do chính mình tạo ra chứ không phải do số mệnh hay sự phù hộ của tổ tiên. Thế nhưng, lời người xưa dạy “Ngàn người kiếm tiền, không bằng một người ngủ yên” vẫn có những giá trị nhất định. Nó phản ánh quan niệm truyền thống của người xưa là sự kính trọng đối với ông bà tổ tiên.

Đặc biệt ở Việt Nam chúng ta thì con cháu lúc nào cũng được dạy về truyền thống hiếu kính với cha mẹ, ông bà tổ tiên. Đạo hiếu không chỉ phải hiếu thuận, kính cẩn khi cha mẹ còn sống mà khi cha mẹ qua đời con cái cũng phải ghi nhớ, kính trọng.
Xem thêm: Cổ nhân dặn: “Lưng dài phò tá vua, chân dài bôn ba khắp chốn”, nghĩa là gì?
Đọc thêm
Cổ nhân dặn “Lưng dài phò tá vua, chân dài bôn ba khắp chốn”, câu nói này không chỉ là kinh nghiệm sống, mà còn phản ánh thẩm mỹ của tổ tiên ngày xưa. Ý nghĩa của câu nói này là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Cổ nhân dạy “40 không tham dục, 50 không tham tình, 60 không tham thực”, câu nói này hàm chứa triết lý nhân sinh sâu sắc không phải ai cũng biết.
Nói đến mối quan hệ vợ chồng thời xưa, rất nhiều người có cách nghĩ rằng đó là mối quan hệ giữa người bề trên và người bề dưới.
Tin liên quan
Người xưa dạy, nếu đem cho người khác 5 món đồ này đồng nghĩa với việc tặng hết lộc trong nhà cho họ, gia đình nhật định sẽ sa sút. Vậy 5 món đồ đó là gì?
Một người vợ hiền lành, hiểu rõ sự đời, tận tình chăm sóc chồng khi ốm đau mới là báu vật quý giá người đàn ông phải trân trọng.
Người xưa nói “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống” có ý nghĩa gì mà đến ngày nay nhiều người vẫn tuân theo để chọn vợ chọn chồng?
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.