Đôi bạn già – Câu chuyện nhân văn cảm động

Lắng nghe câu chuyện của đôi bạn già trên ghế đá công viên tôi cảm thấy vô cùng xúc động. Quả thật, đến cái tuổi gần đất xa trời ấy còn gì hạnh phúc hơn khi có một người tri kỷ đồng hành, sẻ chia.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Một buổi chiều, đang đi lang thang chụp ảnh dọc đường thì tôi gặp một đôi bạn già đang ngồi tâm sự. Họ nói chuyện khá to, lấn át của tiếng xe cộ. Có lẽ bà cụ bị nghễnh ngàng nặng nên ông cụ phải nói to để bà nghe.

Bà hỏi: “Ông với tôi quen nhau đã mấy năm rồi nhì?”

Ông cụ trả lời: “Chắc khoảng 5 năm rồi”.

“Nhanh nhỉ, mới đó đã 5 năm rồi. Có quá nhiều câu chuyện được ông kể cho tôi nghe. Từ ngày đó đến nay, nhờ ông mà căn bệnh trầm cảm của tôi biến mất, thay vào đó là niềm vui sống. Thế mới thấy ở đời cần lắm một người bạn tri kỷ. Cảm ơn ông nhiều nghe. Hôm nay tôi cũng muốn được nghe ông kể chuyện!”, bà cụ vui vẻ nói.

“Chuyện gì bây giờ… Nhìn thấy phố xá tấp nập thế này tự nhiên tôi thấy mình yêu đời và khỏe ra hẳn. Chỉ mong tôi với bà vẫn khỏe để túc tắc đạp xe mỗi chiều, cố gắng tránh xa bệnh viện. Nói vậy là vì nay tôi muốn kể cho bà nghe một câu chuyện ở bệnh viện…”, ông hóm hỉnh nói.

“Trời, ông vào đề hay thiệt đó nghe…”, bà cụ vui vẻ đáp lại.

“Tôi nói bà hay, nếu có phải vào viện thì hãy tình tĩnh và biết chấp nhận nó. Cuộc đời này vô thường lắm, đừng sợ, dù có nằm trên giường bệnh thì cũng phải vui vẻ mà chiến đấu”, ông nói.

doi-ban-gia-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong (1)

Sau đó, ông rành rọt kể cho bà nghe câu chuyện: “Có hai ông bà bị bệnh nặng, điều trị chung một phòng bệnh. Ông đến trước bà khoảng 1 tuần. Ông bị tràn dịch màng phổi, còn bà bị liệt nửa người. Vào mỗi buổi trưa ông phải ngồi dậy khoảng 1 tiếng để phổi được khô ráo.

Giường của ông được đặt gần ô cửa sổ duy nhất trong phòng. Trong phòng bệnh rất buồn nên hai người thường trò chuyện với nhau hàng giờ về gia đình, bạn bè, con cháu, cuộc sống và cùng ôn lại những kỷ niệm thời thanh xuân đã qua. Chẳng còn ai thân thích ở bên nên đôi bạn già đồng cảm quý mến nhau hơn. Cứ mỗi buổi trưa, ông ngồi dậy ngước nhìn ô cửa sổ là lại kể cho bà nghe về những gì mình thấy bên ngoài cửa sổ.

Qua lời kể của ông bà như được sống trong thế giới muôn màu muôn vẻ bên ngoài khung cửa sổ. Bên ngoài có một hồ nước trong xanh, thơ mộng. Cạnh hồ có những đứa trẻ đang thả thuyền giấy, những đôi tình nhân đang tay trong tay dạo chơi. Tất cả đẹp tựa một bức tranh thủy mặc. Trong khi ông say sưa kể thì ở bên giường kia bà đang lim dim đôi mắt, mường tượng khung cảnh theo lời kể của ông.

Vào một buổi chiều nắng ấm, ông lại kể cho bà nghe về lễ hội đang diễn ra bên ngoài cửa sổ. Mặc dù chỉ nghe được những âm thanh náo động bên ngoài nhưng bà vẫn có thể hình dung ra được quang cảnh hân hoan, rộn ràng ấy.

Ngày tháng cứ lặng lẽ trôi qua.

Một buổi sáng như thường lệ cô y tá trực vào phòng để kiểm tra thì phát hiện người đàn ông nằm cạnh cửa sổ đã nhắm mắt tự bao giờ. Ông đã trút hơi thở cuối cùng trong một giấc ngủ yên lành đêm qua.

Sau cái chết của người bạn cùng phòng, bà cụ xin được chuyển sang chiếc giường cạnh cửa sổ. Trên chiếc giường mới, nén đau đớn, bà tìm cách ngồi dậy và bắt đầu phóng tầm mắt nhìn ra thế giới bên ngoài. Nhưng trước mắt không hề có hồ nước, công viên mà chỉ có một bức tường trắng xóa.

Mãi sau này bà mới biết được, người bạn quá cố của bà là một người mù, thậm chí ông còn không thể trông thấy được bức tường trắng xóa vô cảm kia. Nhưng ông vẫn hào hứng vẻ nên bức tranh bằng suy nghĩ để đem lại niềm vui và sự an ủi cho bà. Nghĩ đến người bạn tri kỷ, nước mắt bà lại trào ra”.

Kể xong câu chuyện, ông cụ bảo: “Bà thấy thế nào?”.

Bà cụ không nói gì, chỉ chủ động ôm lấy ông, người bạn tri kỷ của mình. Con đường vẫn tấp nập người qua lại và tôi lại tiếp tục hành trình chụp ảnh lang thang của mình…

Sưu tầm

Xem thêm: Bức thư gửi vợ - Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Bạn chị nói: "60 tuổi rồi còn phải dẫn con dâu đi đánh ghen vì một thằng đàn ông không ra gì. Có đáng không?". Chị nghe xong đờ đẫn cả người. Cả đời cực khổ hy sinh cho gia đình lại nhận quả đắng như vậy, có đáng không?

Đánh ghen tuổi 60 – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao gói quà bọc giấy đỏ vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Gói quà bọc giấy đỏ - Câu chuyện đời thường về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
0 Bình luận

Mẹ già bệnh nặng nhưng người con gái chỉ hỏi bác sĩ đúng một câu: “Cho thuốc về được không? Bà ấy còn phải coi nhà và trông hai đứa cháu nữa!”.

Mẹ già bệnh nặng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm về tiền bạc và quan hệ gia đình mà còn là thước đo nhân cách con người.

Cổ nhân nói: 'Người thân không chia sẻ của cải, nếu chia sẻ của cải thì không có liên hệ với nhau'
0 Bình luận

Lời của bạn nên giống như những ngôi sao trên bầu trời chứ đừng như pháo nổ đêm giao thừa. Ai lại muốn nghe tiếng pháo nổi suốt đêm?

Cổ nhân dạy: Sống ở đời nhất định 'không chân chừ, không nói lời thừa thãi, không ra vẻ'
0 Bình luận

Khổ ải, ít giãi bày; sung sướng, ít tung hứng. Tu thân tích đức, hoàn thiện chính mình, trầm lặng an ổn mà sống mới là chí hướng cuộc đời.

Cổ nhân nói: 'Kẻ tầm thường thích cầu người, đại trí cầu chính mình'
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 24 giờ trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đề xuất