Để hết tài sản cho con rể - Câu chuyện đáng ngẫm

Cụ bà U75 lại để hết tài sản cho con rể. Điều này khiến 3 người con trai bất bình, nhưng khi biết được lý do không ai dám cãi 1 lời.

Diệu Nguyễn
16:00 30/04/2024 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bà Trần (73 tuổi, Nam Ninh, Trung Quốc) cả đời hy sinh vì gia đình. Bà chăm chỉ làm lụng để nuôi dạy 4 người con, 3 trai, 1 gái thành tài. Đến nay, các con của bà đều đã ổn định và có gia đình riêng.

Từ khi chồng qua đời, bà Trần vẫn sống 1 mình trong căn nhà ở quê. Nhiều lần 3 người con trai đề nghị đón mẹ lên thành phố sống cùng cho tiện chăm sóc. Nhưng bà biết cuộc sống giữa nhiều thế hệ trong 1 nhà dễ xảy ra những mâu thuẫn không đáng có, sợ tình cảm gia đình rạn nứt nên bà từ chối.

Tuy nhiên, đầu năm nay, bà Trần bị ngã nên không thể tự chăm sóc bản thân. Do không muốn thuê giúp việc hay chuyển mẹ vào viện dưỡng lão, các con của bà đề xuất luân phiên nhau đón mẹ đến nhà nhằm tiện chăm sóc. Không còn cách nào tốt hơn, bà Trần đồng ý với phương án này.

Thời gian đầu, bà ở tại nhà con trai cả. Mặc dù con trai đối xử với bà rất tốt. Nhưng con dâu luôn tạo khoảng cách với bà trong mọi việc. Dẫu không có những cuộc cãi nhau, nhưng gia đình lại hiếm khi có tiếng cười nói. Nhà đông người nhưng không ấm áp.

Cảm thấy ngột ngạt và cô đơn, bà Trần quyết định chuyển đến 2 đứa con thứ. Tưởng rằng tình hình sẽ khác, nhưng đến cuối cùng bà vẫn phải dọn đi. Bà Trần nói các con quá nghiện công việc. Ở chung nhà nhưng 2-3 ngày bà mới gặp mặt con một lần. Bởi tụi nhỏ thường tan ca khi bà đã ngủ và lại xách cặp đi làm từ sáng sớm lúc bà chưa thức dậy. Sống được 2 tháng, nhưng không có bữa cơm nào đông đủ cả nhà, đa phần bà ăn cơm một mình. Hơn nữa, con bà ở chung cư, hàng xóm ít khi giao tiếp, trò chuyện nên bà càng trở nên buồn chán, khó chịu.

De-het-tai-san-cho-con-re-cau-chuyen-dang-ngam

Sau chưa đầy 3 tháng, ở lần lượt nhà của 3 cậu con trai, bà Trần quyết định khăn gói trở về chính căn nhà của mình. Trở về quê, 3 người con trai bận rộn nên cũng ít có thời gian tới thăm bà. Nhưng người con rể vẫn âm thầm quan tâm và chăm sóc chu đáo, nghĩ đến bà Trần lại có chút ấm lòng. Sau khi con gái bà qua đời sớm trong một vụ tai nạn, con rể vẫn xem bà là mẹ, chăm sóc quan tâm thay phần người vợ đã khuất.

Mỗi lần bà Trần bị ốm phải nhập viện, 3 anh con trai ở xa không thể về được, chính người con rể này 1 tay chăm sóc bà. Đều đặn 2 lần/tuần, con rể lại gọi điện hỏi thăm tình hình cuộc sống của bà cụ. Đặc biệt, mỗi dịp lễ Tết, anh không quên mua thuốc bố, quà bánh biếu bà Trần.

Hàng năm đến sinh nhật bà, anh là người nhớ rõ nhất. Thậm chí anh còn biết bà thiếu gì để mua tặng đúng món quà đó. Trong khi, 3 người con trai lại chẳng chú ý đến những chi tiết như vậy. Theo thời gian, sự quan tâm chăm sóc chu đáo của người con rể đã chiếm trọn tình cảm của bà Trần.

Vào đầu năm nay, biết sức khỏe không còn tốt, bà quyết định viết bản di chúc. Trong đó, bà quyết định để hết tài sản cho con rể. Với tất cả những gì cảm nhận được, bà biết rằng đây là người xứng đáng.

Khi bản di chúc này được công bố, gia đình bà Trần bị xáo trộn khá nhiều. 3 người con trai tỏ ra bất bình trước quyết định để hết tài sản cho con rể của mẹ. Nhưng đến khi bà nói ra cách con rể quan tâm, chăm sóc, tất cả đều không dám cãi một lời.

Câu chuyện này đã cho những người làm con hiểu rằng lòng hiếu thảo sự quan tâm chân thành không chỉ là lời nói suông mà đòi hỏi những hành động thiết thực. Con cái không thể chỉ dùng tiền bạc để bày tỏ lòng hiếu thảo mà còn cần cảm nhận nhu cầu của bố mẹ bằng cả tấm lòng. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới làm tròn trách nhiệm của 2 từ “hiếu thảo”.

Theo Đời sống pháp luật

Xem thêm: Đừng mơ chuyện “nội ngoại như nhau” – Câu chuyện đáng ngẫm

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận