Bà xe ôm 'khổ như vợ thằng Đậu' chăm sóc 3 bà cháu nhặt ve chai như người nhà
Bản thân cũng sống khổ sở vô cùng nhưng người phụ nữ chạy xe ôm ở TP Hồ Chí Minh vẫn tới lui đỡ đần cơm nước, chăm sóc 3 bà cháu nhặt ve chai như người nhà.

"Gia cảnh chị tệ hơn vợ thằng Đậu nữa, khổ lắm mày ơi. Chị cũng mướn nhà, chạy xe ôm, chị không có thông minh giống người ta mày ơi", bà Nguyễn Thị Thùy (47 tuổi, chạy xe ôm, ngụ Quận 8, TP Hồ Chí Minh) cười hà hà mở đầu câu chuyện.
Nghèo giống nhau nên có tình thương
Cụ bà Nguyễn Thị Lý (71 tuổi) sống trong căn nhà trọ nằm sâu trong hẻm 3 xẹt ở đường Phạm Thế Hiển cùng 2 đứa cháu. Ngay chỗ cửa vào nhà chất đấy đầy ve chai. Trong không gian nhỏ hẹp chừng 15 m2, đồ đạc lổn nhổn vừa kê đủ chiếc giường đơn, 1 chiếc võng, dựng 2 chiếc xe đạp và một khoảng nhỏ trên lớp gạch men ngả màu để ngồi.
Mỗi lần nhắc tới con cháu, bà cụ tóc bạc trắng lại ngao ngán: "Tụi nó vào con đường đó hết: bà ngoại, mẹ của tụi này cứ đi cai nghiện suốt. Tôi sợ hai đứa nhỏ đi theo con đường đó nên bảo lãnh về nuôi từ nhỏ, cho đi học ở trường của các sơ mà không cho tụi nó biết nơi ở, liên lạc".

Bà Thùy (tên thường gọi "Thùy chân đất") - tự giới thiệu là "dân Quận 8 thứ thiệt" cũng nhiều lần xót xa khi thấy 3 bà cháu rong ruổi ngoài đường trên xe đẩy ve chai. Cuộc sống đưa đẩy thế nào mà 5 năm trước, bà Thùy chuyển đến thuê trọ gần nhà cụ Lý.
"Tại chị cũng mồ côi, cha mẹ chết hết rồi nên thấy bà như mẹ mình vậy. Ước gì mẹ mình còn sống để được mình lo như vậy", người phụ nữ da đen sạm lại cười.
Mỗi lần cụ Lý kêu nhức mình mẩy lại nhờ bà Thùy cạo gió, mua thuốc, nấu món này món kia cho tụi nhỏ khi bà bệnh... Vậy là cả hai từ người dưng nước lã trở thành thân thiết như mẹ con.

Nói thêm về lý do thân thiết với 3 bà cháu hàng xóm, bà Thùy nói bởi nhà cũng khổ, không có tiền để giúp đỡ nên chỉ có tình thương vì đồng cảnh nghèo.
Lúc dịch Covid-19, cụ bà là F0 phải cách ly tại nhà. Bà Thùy đón hai đứa nhỏ qua nhà trọ của mình, còn bà sang chăm sóc cụ bà những ngày sốt cao, mất vị giác. "Tôi nói với nhân viên y tế đừng cho bà biết bà đang bệnh, sợ bà lo quá đi luôn thì không ai chăm 2 đứa nhỏ. Ôm bà vào lòng tắm gội, tôi nghĩ sống chết có số rồi nhưng không thể thấy chết mà không cứu được. Tới ngày nấu ăn, tôi bỏ muối quá trời, bà nói sao mặn quá Thùy ơi là biết bà hết bệnh", bà xe ôm ốm nhách cười tít mắt.
Tình cảm con người là quan trọng nhất
Nhặt ve chai 3 - 4 ngày dồn lại, cụ Lý mới bán được vài chục ngàn. Lần nào cũng vậy, cụ mua liền nửa ký thịt về kho cho 2 đứa cháu ăn 3 ngày, còn mình chỉ cần miếng canh, chén cơm qua ngày. Biết hoàn cảnh cụ, tại giáo xứ có "người giấu mặt" đóng tiền trọ hằng tháng, bà con lối xóm thỉnh thoảng cho chút đồ ăn, phường cũng thường tặng quà hỗ trợ.

Sài Gòn đang mùa mưa, trong người mang nhiều bệnh nên cụ bà thi thoảng đi nhặt ve chai vào buổi tối. Giữa chừng mệt quá không thở nổi lại bấm điện thoại gọi: "Thùy ơi lên chở về Thùy ơi, đi hết nổi rồi Thùy ơi".
Nhìn cụ bà dựa lưng vào thành giường thở hổn hển, bà Thùy lắc đầu: "Từ ngày bệnh Covid-19 tới giờ bà yếu hơn nhiều. Bà đẩy xe ve chai đi mà thấy 9 - 10 giờ tối chưa về là tôi rầu, có khi mưa là càng rầu dữ nữa. Cứ trông thấy bà về đừng kêu Thùy ơi là mình mừng, kêu Thùy ơi là biết bà đang mệt nhờ bóp lưng. Vậy nên nhiều khi tôi qua đây ngủ luôn để chăm bà. Mày thấy chị ốm nhách không, nhưng tình cảm con người mới là quan trọng".

Không biết chữ, chạy xe ôm xóm và kiếm mỗi ngày chỉ từ vài chục đến hơn trăm ngàn nhưng bà vẫn tự tin khoe đã có hơn chục tấm thẻ hiến máu cứu người.
Em Quang Minh Tú, chắt của bà Lý, cho biết: "Bà cố đi nhặt ve chai cực khổ để nuôi 2 anh em con ăn học. Ở xóm có bà Thùy thường sang chăm sóc bà cố những lúc đau bệnh, nhắc anh em con hiếu thảo với bà".

Bà Trần Thị Mai, nguyên trưởng ban điều hành khu phố 5, P.6, Q.8, nhận xét bà Thùy chăm sóc bà Lý như mẹ mình. Hoàn cảnh của bà Thùy cũng khó khăn, nhưng thấy ai nghèo khổ thì luôn sẵn sàng giúp sức.
(Theo Thanh Niên)
Đọc thêm
Y Byen (làng Plei Piơm, thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai) là mẹ đơn thân của 2 đứa trẻ nhỏ. Nhưng chúng không phải con ruột của cô.
Ngày 6/9, Harold Browning được UBND TP Hà Nội công nhận là một trong 70 cá nhân "Người tốt, việc tốt" năm 2022.
Gần 2 năm nay, anh Phong duy trì "tủ đồ từ thiện" trước cửa nhà để giúp đỡ những người khó khăn...
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.