Sự nhân ái của người bảo vệ: Từ chia sẻ tủ đồ từ thiện đến thích làm từ thiện

Gần 2 năm nay, anh Phong duy trì "tủ đồ từ thiện" trước cửa nhà để giúp đỡ những người khó khăn...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tủ không có người trông giữ, trong tủ là những bộ quần áo sạch sẽ, được xếp ngăn nắp, tươm tất. Người nghèo khó ai cần quần áo nào cứ tự ý đến chọn, có thể mặc thử xem có vừa vặn không một cách tự nhiên, nếu ưng bộ đồ nào thì có thể lấy bỏ vào túi ni lông mà vợ anh để sẵn trong tủ kiếng.

Phan Thanh Phong (từng là nhân viên bảo vệ của Trường tiểu học An Phú 2, huyện Củ Chi, TP.HCM) chia sẻ, ngày đầu tiên có hơn 150 bộ đồ được vợ chồng anh trưng bày trong tủ. Ban đầu có vài bà con đi ngang nhà anh thấy trên tủ có dán tờ giấy A4 ghi dòng chữ "Tủ đồ từ thiện" mà không biết anh dùng để bán hay cho. Anh giải thích: "Những quần áo này, anh quyên góp của những người tương đối dư dả, không có nhu cầu xài đến nữa để chia sẻ cho bà con cô bác nào thật sự cần đến thì lấy một vài bộ mà xài, không buôn bán".

su-nhan-ai-cua-nguoi-bao-ve-phan-thanh-phong-0

Hơn 10 ngày sau, tủ đồ từ thiện của anh Phong tiếp tục nhận thêm trên 150 bộ đồ của thầy cô giáo trong trường cũng như bà con trong xóm đến ủng hộ. Sau đó, có thời điểm tủ chứa trên 1.000 bộ. Ngày cuối tuần nhiều người ở trong TP.HCM, thông qua Facebook, Zalo biết nên trực tiếp gửi xe buýt hay chở xe gắn máy từng bao quần áo lên đến tận nhà anh gửi vào tủ đồ từ thiện để góp sức, chung tay cùng với anh giúp đỡ người nghèo.

Anh Phong tâm sự: "Tôi thử quan sát thì thấy, không chỉ người ở trong xã này đến đây lựa cho mình mà có cả người ở xã Phú Mỹ Hưng - địa phương giáp ranh với xã An Phú nữa. Còn có người nói họ ở bên cầu Bến Súc (Bình Dương) cách đây trên 7 - 8 cây số, họ đa phần là người nghèo, nào người bán vé số, người mua ve chai, người là công nhân cạo mủ cao su"…

su-nhan-ai-cua-nguoi-bao-ve-phan-thanh-phong-8

Tủ đồ từ thiện của anh Phong cũng ngày càng phong phú hơn, có cả giày dép, mũ bảo hiểm… và có lần anh chia sẻ: "Tôi hy vọng được bà con gần xa tiếp tục tặng quần áo cũ và các vật dụng, như là cách ký gởi vào tủ đồ từ thiện, để san sẻ kịp thời cho những người nghèo rất có nhu cầu sử dụng". Theo anh Phong, "khi nào tôi cảm thấy nhu cầu sử dụng quần áo của bà con ở đây không còn nữa thì lựa ra chỉ để dành chừng 200 bộ trong tủ "phòng hờ" khi có người cần, số quần áo còn lại tôi liên hệ với chính quyền bên Dầu Tiếng (Bình Dương) rồi chở qua giúp bà con vì tôi biết ở bên đó còn có nhiều người nghèo, khó khăn, có người cất nhà trên ghe sống lênh đênh trên mặt nước sông hồ…".

Từ việc làm tủ từ thiện của mình mà anh Phong tự nhiên thích làm từ thiện hồi nào không hay. Đầu năm 2023, anh xin nghỉ việc ở nhà chăm sóc mảnh vườn mới trồng cây ăn trái. Bản thân anh muốn cùng với vợ trực tiếp mang quà đến nơi xa xôi, chỗ bà con thật sự còn khó khăn để tặng mới có ý nghĩa. 

Anh dành dụm được số tiền hơi khiêm tốn trích từ tiền trợ cấp nghỉ việc cùng tiền vợ anh tiết kiệm - bỏ ống từ công việc bán dụng cụ học tập, bánh, nước uống ở căn tin trường học, tổng cộng gần 20 triệu đồng, bắt đầu cho hoạt động từ thiện của mình. Mới đây anh Phong cùng với chị em trong gia đình trực tiếp mang 150 phần quà là nhu yếu phẩm gồm: gạo, bột ngọt, mì tôm, dầu ăn… cho đồng bào nghèo và 80 phần quà gồm ba lô, tập sách, bút mực cho trẻ em học sinh ở Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng, nơi mấy năm trước xảy ra nạn ngập do lũ lụt.

(Theo Thanh Niên)

Xem thêm: Lão nông Ngô Văn Đậu mang tiền tỷ đi làm từ thiện

Đọc thêm

Ông Năm Liên - lão nông chân chất, thật thà, hào sảng đã sẵn lòng bán đất của mình để bù vào phần kinh phí đang thiếu của công  trình làm đường ở địa phương. Mục đích duy nhất là giúp người dân có đường đẹp, thuận tiện đi lại.

Lão nông An Giang bán đất làm từ thiện
0 Bình luận

Ông Lâm Văn Phấn làm ra tiền tỷ chỉ nhờ trồng hẹ, cấy lúa. Đặc biệt, mỗi năm ông chi đến vài tỷ để làm từ thiện. 

Tỷ phú miền Tây thích ở nhà lá, mỗi năm chi vài tỷ làm từ thiện
0 Bình luận

Nhà chị Dương Thúy Trinh (tổ 16, phường Phan Thiết, TP Tuyên Quang) không quá dư giả nhưng chị lại yêu thích hoạt động nhân đạo từ thiện.

Chuyện về người phụ nữ không dư dả nhưng mê làm từ thiện
0 Bình luận


Bài mới

Người phụ nữ bán ve chai dành 4 ngày tiền lời để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Vừa hoàn tất công việc mua bán ve chai, bà Nguyễn Thị Quý (59 tuổi, ở phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM) liền đạp xe một mạch tới tòa soạn để ủng hộ cho người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 15 phút trước
Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Đề xuất