Đạo lý ở đời: Lời thề ước không thể tùy tiện nói ra

Đạo lý ở đời phải nhớ “thề là mắc, thắt là rồi”, lời thề không phải trò đùa vì thế không thể tùy tiện lấy ra để đùa giỡn.

Diệu Nguyễn
15:00 09/01/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thời xưa, con người mỗi khi thốt ra “lời thề” thì được xem là việc phi thường nghiêm túc. Bởi người xưa có câu “người đang làm, trời đang nhìn”, mỗi lời thề nói ra đều có trời cao chứng giám nếu không tuân thủ thì nhất định phải gánh lấy hậu quả, ảnh hưởng đến phúc báo.

Những câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn đạo lý ở đời về những lời thề ước:

Đạo lý ở đời: Vi phạm lời thề vạn tiễn xuyên tâm

Có một câu chuyện trong “Tùy Đường diễn nghĩa” và “Hưng Đường truyện” như sau: Tân Quỳnh và anh họ của mình là La Thành cùng dạy cho đối phương tuyệt học gia truyền của mình đó là “La gia thương” và “Tân gia giản”. Học cũng đã thề sẽ dạy hết, không giấu giếm chút gì.

Dao-ly-o-doi-Loi-the-uoc-khong-the-tuy-tien-noi-ra-1

La Thành đưa tay lên trời thề rằng: “Nếu như có nửa điểm giấu giếm thì sẽ loạn tiễn xuyên người mà chết”, Tân Quỳnh cũng đưa tay thề: “Nếu như có nửa điểm giấu giếm thì sẽ hộc máu mà chết”.

Nhưng trong lúc La Thành truyền thụ tuyệt kỹ thì sinh tâm lo lắng, sợ rằng em học Tân Quỳnh sau khi học hết tuyệt kỹ sẽ đánh thắng được mình. Vì thế chỉ dạy lướt qua, giấu giếm tuyệt chiêu quan trọng “Hồi mã thương”.

Còn Tân Quỳnh lúc dạy đến tuyệt kỹ của Tân gia là “Tát thủ giản” trong lòng cũng sợ anh họ sau này sẽ lấn át mình nên cũng lướt qua, không dạy toàn bộ.

Không lâu sau đó, La Thành trong khi giao chiến cùng Tô Định Phương thì bị trúng gian kế của đối thủ, một mình một ngựa bị vùi lấp trong bùn rồi bị loạn tiễn bắn chết. Còn về phía Trần Quỳnh, những năm cuối đời cùng Uất Trì Cung tỷ võ đoạt ấn soái, trong khi giơ đỉnh ngàn cân thì bị hộc máu mà chết.

Đạo lý ở đời: Mắt bị mù do vi phạm lời thề ước

Trong lịch sử “Tĩnh khang chi biến”, Tống Khâm Tâm – tên thật là Triệu Hoàn cùng thê thiếp, quan viên,… gần vạn người bị quân Kim bắt làm tù binh, áp giải đến Bắc Tống. Sau khi Tống Khâm Tông bị bắt, nhà Tống cùng Kim Quốc đàm phán thành công hiệp ước hòa bình. Theo hiệp ước, Hoàng hậu Hiển Nhân sẽ được thả tự do.

Lúc gần đi, Khâm Tông kéo tay hoàng hậu vừa khóc vừa nói: “Nếu có trở về phương Nam, chỉ cần để cho ta làm Thái Ất Cung Sử thì ta đã mãn nguyện rồi, ta không có hy vọng nào xa vời nữa”.

Hoàng hậu Hiển Nhân đáp: “Ta sau khi trở về nếu như không nghĩ biện pháp đến đón Ngài thì sẽ bị hai mắt”

Dao-ly-o-doi-Loi-the-uoc-khong-the-tuy-tien-noi-ra-2

Hoàng hậu Hiển Nhân sau khi trở về đã đề cập chuyện này trước mặt Tống Cao Tông – em trai của Khâm Tông. Nhưng thấy Tống Cao Tông không có ý muốn đón Khâm Tông trở về nên cũng không dám nói quá nhiều càng không có ý định nghĩ cách để đón Khâm Tông. Chuyện cứ như vậy trôi qua và không giải quyết được gì.

Thế nhưng, không lâu sau đó hoàng hậu Hiển Nhân bỗng bị mù hai mắt, đi khắp nơi tìm danh y cũng không thể chữa khỏi. Đột nhiên, hôm nọ xuất hiện một vị đạo sĩ, ông dùng kim châm vào mắt hoàng hậu, kết quả mắt trái của bà có thể nhìn thấy được. Thấy vậy, hoàng hậu cao hứng vô cùng thỉnh nhờ vị đại sĩ nhanh chóng chữa mắt còn lại cho mình.

Nhưng vị đạo sĩ chỉ lắc đầu đáp: “Hoàng hậu sau này chỉ có thể dùng một mắt để nhìn mọi thứ, con mắt còn lại là vì đã ứng nghiệm với lời thế khi xưa của người nên không thể dùng được nữa”.

Đạo lý ở đời: Ruồng bỏ lời thề bị lưỡi bừa cày nát thân

Trong “Phong thần diễn nghĩa” có hai hoàng tử là Ân Giao cùng Ân Hồng, cả hai cùng tuân mệnh sư phụ xuống núi giúp Chu Vũ Vương chinh phạt nước Trụ.

Trước lúc xuống núi, Ân Hồng hướng đến sư phụ Xích Tinh Tử phát lời thề: “Đệ tử nếu có ý định khác thì tứ chi sẽ tan biến như cát bụi”, Ân Giao cũng hướng đến sư phụ Quảng Thành Tử thề rằng: “Đệ tử nếu như thay đổi lời hứa thì sẽ bị lưỡi bừa cày nát thân”

Dao-ly-o-doi-Loi-the-uoc-khong-the-tuy-tien-noi-ra-3

Quảng Thành Tử đã trao nhiều pháp khí của mình cho Ân Giao. Sau khi xuống núi, Ân Giao cùng Ân Hồng không chỉ giúp Chu phạt Trụ mà ngược lại còn trợ Trụ đối đối đầu Chu.

Kết cục, cả hai người đều trả giá cho việc ruồng bỏ lời thề của mình. Ân Hồng đã tuyệt mệnh trong Thái cực đồ của Lão Tử, thật sự tứ chi than thành mây khói. Còn phần Ân Giao cũng bị mấy đại Tiên gia kẹp vào giữa hẻm núi Kỳ Sơn sau đó dùng lưỡi bừa cày nát thân.

Kết luận đạo lý ở đời về lời thề 

“Danh hiền tập” có nói: “Nhân gian thì thầm, trên trời nghe như sấm”

Trong thời cổ đại, những câu chuyện về lời thề ứng nghiệm nhiều vô số kể. Thiên thượng đều có thể nghe thanh âm, kể cả nó còn nằm trong suy nghĩ của con người. Vậy nên, lời thề vừa thốt ra liền được ghi chép lại. Ai tùy tiện phát lời thề, không giữ đúng lời mình nói ra sẽ phải gánh lấy hậu quả. Đó là đạo lý ở đời, không thay đổi được.

Nhưng trong xã hội hiện đại này ngay, mọi người tin vào khoa học nên với những chuyện lời thề ứng nghiệm như vậy chỉ xem là lời nói lung tung, tùy ý cam kết. Vì thế, nhiều người dễ dàng tùy tiện phát ra lời thề hoặc làm trái thệ ước của chính mình. Nhưng bạn hãy ngẫm kỹ lại xem, kết cục của những người vi phạm lời thề có tốt hay không?

Xem thêm: Người khôn ngoan chọn sống đơn giản giữa đời phức tạp

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận