Cổ nhân nói “Có tiền đừng mua đất ven sông” có ý nghĩa gì?
Cổ nhân nói “Có tiền đừng mua đất ven sông”, hóa ra có lý giải rất bất ngờ nhưng vế sau của câu nhắc đến phụ nữ còn bất ngờ hơn!
Cổ nhân nói: Có tiền đừng mua đất ven sông
Ý của câu này là nếu có tiền muốn mua nhà thì nên chọn nơi khác, đừng chọn mua đất ở ven sông. Theo quan niệm của người xưa, một người mua đất chủ yếu rơi vào 2 trường hợp: một là chọn nơi tốt để làm nhà, hai là mua đất để trồng trọt.
Thời xưa, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, nên đất ven sông quả là nơi lý tưởng để làm ruộng. Nhưng nhược điểm là đất ở nơi này khá thấp, tình trạng ngập úng thường xuyên xảy ra. Mà việc ứng với với thiên tai, lũ lụt luôn là một trong những vấn đề nan giải của triều đình phong kiến. Sau một trận lũ lớn, không chỉ lương lực bị thất bát mà nhà cửa của người dân còn bị cuốn trôi. Cuộc sống cũng vì thế mà rơi vào tình cảnh khó khăn, vừa mất nhà vừa không có lương thực.
Nếu gặp tình cảnh mưa bão liên tục nước sông dâng cao, ruộng đồng ở hai bên bờ sông (tức vùng đất ven sông) chắc chắn sẽ bị ngập nước và hậu quả có thể dẫn tới là mùa màng bị thất bát, chịu nhiều rủi ro. Đó có lẽ chính là lý do mà người cổ nhân nói “Có tiền đừng mua đất ven sông”.
Ngày nay, đối với thiên tai mọi người đã có nhiều cách để xử lý hơn, thế nhưng khi mua đất cũng chú ý xem xét kỹ lưỡng, tránh những vùng đất bị trũng, dễ bị ngập nước để xây nhà, nhằm đề phòng rủi ro và nguy cơ sụt lún xảy ra.
Mặt khác, theo người xưa nếu dựng một ngôi nhà ở cạnh sông thì độ ẩm tăng cao, gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe về lâu về dài. Nên cần cẩn trọng!
Cổ nhân nói: Có tiền không lấy vợ tái giá
Ngoài câu “Có tiền đừng mua đất ven sông” thì người xưa còn có thêm một vế phía sau, đó là “Có tiền không lấy vợ tái giá”. Ý là có tiền cũng không nên lấy người phụ nữ từng bị chồng bỏ làm vợ. Dưới con mắt của người hiện đại, quan điểm này đã trở nên lỗi thời và cực đoan.
Theo người xưa, nếu lấy một người phụ nữ từng bị chồng ruồng bỏ thì sẽ không thể ngẩng cao đầu trước mặt mọi người, bị hàng xóm cười chê, dè bỉu. Bởi xã hội phong kiến ngày xưa vốn trọng nam khinh nữ, nên việc phụ nữ bị chồng bỏ phần lớn là do mắc phải sai lầm không thể tha thứ.
Nhưng ngày nay, tự do yêu đương và kết hôn được đề cao, bình đẳng nam nữ nên quan niệm này không còn tồn tại. Hai người quyết định ly hôn đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do khác biệt về tính cách, quan điểm sống, người thứ ba,… và hiển nhiên, sau khi hôn nhân đổ vỡ, ai cũng có thể tìm một người mới tái hôn và có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Xem thêm: Cổ nhân nói “Người ngủ ba giấc, mạng mỏng hơn giấy”, vì sao lại như vậy
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận