Cổ nhân nói “Nước trong quá thì không có cá, người xét nét quá thì hiếm ai chơi”, dạy chúng ta điều gì?
Cổ nhân nói “Nước trong quá thì không có cá, người xét nét quá thì hiếm ai chơi”, đây là một câu nói mang ý nghĩa sâu xa, nếu nghĩ kỹ bạn sẽ nhận ra bài học lớn mà người xưa muốn gửi gắm.

Cổ nhân nói: Nước trong quá thì không có cá
Thực tế câu “nước trong quá thì không có cá” mà cổ nhân nói là một câu thành ngữ. Đôi khi, người ta thường nói tắt, nói ngắn gọn lại thành “nước trong, không cá”.
Theo lý giải của các nhà sinh vật học, để cá sống được thì trong môi trường sống của chúng không thể thiếu các yếu tố như vi sinh vật. Nếu chúng ta nuôi cá, nhưng lại đem bỏ chúng vào làn nước trong vắt để ngắm thì đồng nghĩa với việc phá hủy môi trường sống của cá, khiến chúng khó lòng mà sống sót.

Bởi, nước trong như pha lê sẽ thiếu thực vật thủy sinh, tảo và các loài vi sinh khác nên không cung cấp đủ dưỡng chất, cá không thể tồn tại và sinh sản được.
“Nước trong quá thì không có cá” – câu thành ngữ tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ẩn chứa những chân lý nhất định, đúc kết từ chân lý ngàn đời của người xưa.
Cổ nhân nói: Người xét nét quá thì hiếm ai chơi
Nửa vế sau “người xét nét quá thì hiếm ai chơi”, có thể hiểu là người khó tính quá sẽ khiến người xung quanh không muốn gần gũi, kết giao.
Cũng giống như môi trường sống của cá, môi trường sống của con người cũng không nên yêu cầu quá cao, quá khắt khe. Vì nước trong thì không có cá sinh sống, con người sống trong môi trường quá khắt khe cũng sẽ không thể tồn tại lâu dài được.
Nếu như bạn sống quá mức nghiêm khắc, quá mức bảo thủ với bản thân và những người xung quanh thì lâu dần bạn sẽ cảm thấy bức bối và khiến cho những người xung quanh cũng khó chịu, thậm chí là chạy xa, không muốn tiếp xúc.

Vì thế, làm người đừng quá xét nét, săm soi những điều nhỏ nhặt, đừng lúc nào cũng chỉ trích người khác, muốn họ phải làm việc như thế này, như thế kia. Con người không ai hoàn hảo cả, vì thế đừng bắt bản thân và mọi người không được phạm sai lầm hay mắc lỗi. Điều đó chỉ khiến cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp ngại tiếp xúc với bạn mà thôi.
Nếu quan sát bạn sẽ thấy rằng, những người quá cầu toàn, quá khó tính, hay xét nét thì thường không có bạn bè hay những mối quan hệ thân thiết, bền chặt.
Bởi vậy, là một người khôn ngoan bạn hãy cố gắng để cuộc sống cân bằng, đơn giản hóa mọi chuyện, chuyện gì bỏ qua được thì nên bỏ qua như thế lòng bạn cũng an yên, những người xung quanh cũng cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn rất nhiều.
Cổ nhân nói “Nhân vô thập toàn”, không ai trên đời này là hoàn hảo, vì vậy, hãy mở lòng bao dung để trái tim cảm nhận cuộc sống trọn vẹn nhất.
Xem thêm: Cổ nhân dạy “Trước nhà không có ao, sau nhà không cửa sổ” mang hàm ý gì?
Đọc thêm
Cổ nhân dạy “ngựa xem tứ vó, người xem tứ tướng”, đây đúng là tinh hoa nhân tướng học mà mọi người cần biết để thấu hiểu nhân sinh.
Cổ nhân răn dạy đều là những lời được đúc kết kinh nghiệm từ ngàn đời nên không được xem nhẹ, kẻo không hiểu vì sao cuộc đời mãi khốn khó!
Bày trí phong thủy nhà ở đóng một vai trò rất quan trọng không chỉ giúp căn nhà trở nên đẹp hơn mà còn giúp gia chủ tránh được những điều không may, xui xẻo; đồng thời hút tài lộc, may mắn.
Tin liên quan
Vì sao cổ nhân lại có câu “Cửa lớn đối cửa sổ, gia đình suy bại, của cải tiêu tan"? Câu nói này thậm chí đã được khoa học chứng minh.
Cổ nhân nói "Nằm ngửa không sống lâu, ngồi sai người người mắng", dù đã xuất hiện từ rất lâu song ý nghĩa của câu nói này đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
Cổ nhân nói “đàn ông sợ quả hồng, phụ nữ sợ quả lê”, ý nói về 2 nỗi sợ lớn nhất đời người, cụ thể đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.