Cho bố mẹ ăn ngon mặc đẹp là có hiếu: Đây có phải là điều bố mẹ thực sự cần?
Nhiều người nghĩ rằng, cho bố mẹ ăn ngon, mặc đẹp cũng là một kiểu báo hiếu. Mồm nói thương, nhưng chỉ đưa tiền cho bố mẹ là coi như xong chuyện. Đây có phải là điều bố mẹ cần hay không?

Khi theo dõi những câu chuyện về chữ hiếu thời hiện đại, tôi cảm thấy vô cùng đồng cảm với nhiều người. Thực tế, chữ hiếu thực hiện rất khó, không thể cùng một lúc giúp bố mẹ sung sướng cả về thể chất và tinh thần được.
Bố mẹ tôi sinh được 4 người con gái, chỉ có tôi là con trai duy nhất. Ngoại trừ tôi, các chị em tôi đều ở quê, quanh năm chân lấm tay bùn. Chỉ có tôi được bố mẹ tạo điều kiện cho ăn học đàng hoàng, thậm chí còn từng được cử đi học tại Bungari vào những năm 90 của thế kỷ trước.
Khi về nước, tôi được phân công làm việc tại thị xã. Dù là thị xã trực thuộc tỉnh, không quá giàu có nhưng tôi lúc đó vẫn là niềm hi vọng của gia đình. Công việc làm trong nhà nước khá nghèo và buồn tẻ. Sau 1996, tôi xin ra ngoài làm kinh tế tư nhân. Nhờ năng lực cùng những kinh nghiệm tích lũy được, công ty của tôi tuy mới mở nhưng đã phất lên nhanh chóng.

Lĩnh vực hoạt động của công ty tôi là nhập khẩu thiết bị máy công nghiệp và phân phối. Không bao lâu sau, tôi đã có đầy đủ điều kiện để đưa cả nhà mình lên thủ đô ở. Khi có tiền rồi, điều tôi đau đáu nhất trong lòng đó là bố mẹ ở quê còn nghèo và khổ. Tôi về quê đón họ lên thành phố nhưng ông bà kiên quyết từ chối.
Bố tôi đã gần 80 tuổi nhưng vẫn thích ở quê để trồng rau nuôi gà. Khi đó, tôi phải dùng biện pháp mạnh là tuyên bố bán hết nhà cửa, chỉ xây một phần đất là từ đường thì bố mẹ mới đồng ý lên thành phố với vợ chồng tôi.
Từ ngày lên thành phố, ông bà được gần con cháu hơn, tôi cũng đỡ lo những ngày trái gió trở trời. Tôi cố gắng đưa ông bà đi thăm thú khắp nơi cho đỡ buồn. Cứ khoảng hai tháng, tôi lại đưa bố mẹ về quê để chơi với cháu ngoại, chắt ngoại. Tôi cố gắng phụng dưỡng bố mẹ già để con cái mình sau này lấy đó làm gương.
Tuy nhiên, ông bà lại không muốn ở Hà Nội, lúc nào cũng nằng nặc đòi con cháu cho về quê. Thời nay, lòng hiếu thảo của con cái không thể đáp ứng trọn vẹn cả về thể chất và tinh thần được. Thế nhưng, dù nói thế nào bố mẹ cũng nhất quyết không nghe.

Nhiều lần, ông bà làm tôi bực mình. Không ít lần tôi không kiềm được cảm xúc mà to tiếng: “Bố mẹ trên này sướng gấp vạn lần ở quê mà cứ đòi về làm gì?”. Nghe xong, bố mẹ tôi không nói gì. Bà lên phòng ngồi xem phim một mình nhưng tôi biết bà đang buồn và tủi thân.
Tôi cảm thấy vô cùng khó hiểu. Chúng tôi đang cố gắng để bố mẹ có thể sống sung sướng, nhưng bố mẹ không hiểu mà cứ mắt con cái phải vẹn cả đôi đường. Nhiều lần tôi còn nghĩ, chẳng lẽ mình lại mở một lớp tập huấn cho ông bà ở nông thôn trước khi lên thành phố để dễ làm quen, dễ sống hơn.
Có lẽ, không bà nghĩ rằng con cái chỉ bận mải kiếm tiền mà không nói chuyện, tâm sự với cha mẹ. Tôi cũng đang vô cùng đau đầu, không biết bản thân phải làm thế nào để trọn chữ hiếu với bố mẹ. Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng, giúp bố mẹ bớt khổ đã là người con có hiếu lắm rồi.
Xem thêm: 3 dấu hiệu chứng tỏ gia đình đang dần lụi bại, con cái khó mà nên người
Đọc thêm
Muôn vàn tài sản, của cải cũng không bằng gia phong tốt đẹp, gia đình hòa thuận còn hơn vạn lần nhà cao cửa rộng.
Người xưa dạy rằng, gia tộc muốn hưng thịnh cần giáo dục con cái thật nghiêm khắc. Nếu con cái không tài đức, cha mẹ để lại bao nhiêu của cải cũng vô dụng.
Không ít người dành trọn thời gian cho công việc để kiếm tiền, nâng cao đời sống. Tuy nhiên, thời gian ngày một trôi đi. Nhiều người để thời gian vuột mất khỏi bàn tay mà chưa kịp dành thời gian cho người thân của mình.
Bố là người đàn ông trụ cột trong gia đình. Những ông bố có tác động rất lớn đến cả sự phát triển, quá trình trưởng thành và tính cách của con.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.