Con có thể mua một giờ của bố không: Câu chuyện khiến nhiều ông bố thức tỉnh
Không ít người dành trọn thời gian cho công việc để kiếm tiền, nâng cao đời sống. Tuy nhiên, thời gian ngày một trôi đi. Nhiều người để thời gian vuột mất khỏi bàn tay mà chưa kịp dành thời gian cho người thân của mình.

Trong cuộc sống, mỗi người nên dành một khoảng thời gian nhất định cho bản thân, cho những người gần gũi với mình. Hãy dành thời gian quý báu của mình cho những người mà mình yêu quý. Đó là con cái, cha mẹ, là vợ/chồng, anh em.
Câu chuyện “Con có thể mua một giờ của bố không” dưới đây chắc chắn sẽ khiến nhiều người thức tỉnh.
Bố ơi, con có thể hỏi bố một câu được không?
Được chứ, câu gì vậy con? - Người cha đáp.
Một giờ làm việc của bố kiếm được bao nhiêu tiền ạ? - Cậu con trai hỏi lại.

Khi thấy ông bố vẫn còn phân vân, cậu con trai nài nỉ:
Con chỉ muốn biết một giờ bố kiếm được bao nhiêu tiền thôi. Bố nói cho con đi mà.
Nếu con muốn biết thì bố nói. Mỗi giờ bố làm được 20 USD. - Người bố đáp.
Vậy hả bố? - Cậu bé cúi mặt đáp. Vậy con có thể mượn bố 10 USD được không?
Nghe xong, người cha cảm thấy tức giận:
Nếu con vay tiền bố chỉ để mua đồ chơi hay mấy thứ vô bổ, vậy thì về phòng ngay. Hãy lên giường suy nghĩ tại sao bản thân có thể ích kỷ như thế. Bố phải làm việc vất vả cả ngày rồi, không có thời gian cho những trò trẻ con như thế đâu!
Thấy bố tức giận, cậu bé lặng lẽ về phòng rồi đóng cửa lại. Ông bố ngồi xuống, càng nghĩ càng cảm thấy tức giận. Trong đầu người đàn ông không ngừng hỏi:
Tại sao nó lại dám hỏi mình những câu như thế chỉ để xin tiền thôi nhỉ?
Một tiếng sau, khi đã bình tĩnh lại, ông bố cảm thấy hơi hối hận vì đã có phần nghiêm khắc với con. Thực ra, nếu xin 10 USD để mua thứ gì đó cũng không quá to tát. Bình thường, con trai cũng không xin tiền anh như thế. Người đàn ông tiến về phòng con trai và mở cửa, nhẹ nhàng hỏi:
Con đã ngủ chưa, con trai?
Chưa bố ạ, con vẫn còn thức. - Cậu bé đáp.

Người đàn ông tiếp lời:
Bố nghĩ lúc nãy bố đã quá nghiêm khắc với con. Hôm nay là một ngày quá dài, bố đã quá tức giận và trút nó lên con. Đây, bố đưa cho con 10 USD nhé!
Thấy vậy, cậu bé bật dậy reo hò: “Con cảm ơn bố”. Sau đó, cậu lôi từ dưới gối lên mấy tờ giấy bạc đã nhàu nát. Thấy con trai có tiền, ông bố lại tức giận:
Tại sao con có tiền rồi mà còn xin bố?
Cậu bé chậm rãi đếm từng tờ bạc, sau đó ngước nhìn bố, chậm rãi trả lời:
Bởi vì con không đủ tiền. Nhưng giờ thì con đủ rồi… Bố ơi, con có 20 USD, con có thể mua một giờ của bố không? Ngày mai bố hãy về nhà sớm, ăn tối cùng con nhé!
Nghe xong, người cha như chết lặng. Đôi mắt ngân ngấn nước, ông ôm lấy cậu con trai bé nhỏ, cầu xin sự tha thứ.
Nếu ngày mai bạn không còn, công ty nơi bạn làm việc sẽ dễ dàng thay thế bạn với người khác. Tuy nhiên, gia đình và bạn bè sẽ cảm thấy đau đớn và mất mát trong suốt quãng đời còn lại. Khi còn sớm, hãy dành thời gian cho gia đình, bạn bè và người thân yêu. Công việc không thể quan trọng bằng gia đình.
Xem thêm: Sinh được con trai là sự hãnh diện nhưng sinh con gái mới là may mắn
Đọc thêm
Ngày nay, không ít bà mẹ khát khao sinh con gái thay vì con trai. Nghe qua thì có vẻ vô lý nhưng thực tế, điều này lại có nhiều ẩn ý phía sau.
Không chỉ là một gia đình hiếu học với nhiều thành viên đỗ đạt cao, nhà cụ Đặng Thị Ất (Hà Tĩnh) còn là "hạt nhân" tích cực trong mọi phong trào, hoạt động của xã Kỳ Tiến.
Bố là người đàn ông trụ cột trong gia đình. Những ông bố có tác động rất lớn đến cả sự phát triển, quá trình trưởng thành và tính cách của con.
Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của con cái. Trong mắt con, hành vi của cha mẹ chính là chuẩn mực để học theo. Cha mẹ không gương mẫu, con cái sẽ thất bại.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.