Chuyện chiếc ly vỡ: Bài học từ cụ già khiến chàng trai khắc cốt ghi tâm suốt đời
Chàng trai đứng cạnh chứng kiến toàn bộ hành động của ông lão. Trong lòng anh hết sức kính nể ông và cảm thấy xấu hổ về chính mình.

Một chàng thanh niên vì yêu thích nước Đức nên đã quyết định một mình đến đất nước này để trải nghiệm. Đặt chân đến Đức, việc đầu tiên anh cần làm đó là tìm kiếm chỗ ở cho bản thân trong những ngày tháng sắp tới.
Sau một hồi tìm kiếm, anh tìm được một căn chung cư của một ông lão người Đức. Ông lão 70 tuổi với khuôn mặt phúc hậu chào đón anh và giới thiệu về căn phòng. Ông khá ít nói nhưng tính tình thân thiện, mang lại cảm giác dễ chịu.
Chàng thanh niên sau một hồi ngắm nghía căn phòng thì khá hài lòng nên bày tỏ mong muốn được ký hợp đồng thuê nhà dài hạn.
Nở nụ cười hiền lành, ông chủ nhà nói:
"Chàng trai à, cậu chưa từng ở đây, còn chưa biết chỗ này tốt hay không. Cậu nên ký hợp đồng ở thử trong vài ngày để trải nghiệm thực tế. Sau đó, hãy cân nhắc có nên thuê dài hạn không".
Lời nói của ông lão khiến chàng trai vô cùng khâm phục bởi trước nay anh thường vội vàng đưa ra quyết định theo cảm xúc mà ít khi tìm hiểu kỹ thông tin. Chính vì thế, anh đã mắc phải khá nhiều sai lầm đáng tiếc.
Nhờ ông chủ nhà, anh đã có bài học thấm thía về sự cẩn thận và điềm tĩnh. Cuối cùng, anh đồng ý ký hợp đồng thuê nhà trong 5 ngày với ông lão.
Ông lão khá tin tưởng anh nên không hề kiểm tra đồ đạc mà cho anh vào ở luôn ngay sau đó. Đây quả là căn phòng lý tưởng, rất đúng ý anh. Các đồ đạc trong phòng được sắp xếp gọn hàng khoa học. Hành lang sạch sẽ đến nỗi không có chút bụi bẩn nào vương trên sàn. Ở đây cũng thuận tiện, rác thải không phải đem xuống dưới, chỉ cần đặt bên ngoài cửa sẽ có công nhân vệ sinh đến lấy theo lịch.

Đã hết 5 ngày thuê thử căn phòng, chàng trai dự định thảo luận với ông lão để thuê dài hạn thì xảy ra một chuyện ngoài ý muốn. Anh bất cẩn làm vỡ một chiếc ly thủy tinh rất đẹp trên tủ bếp.
Lo lắng ông lão biết chuyện sẽ giận dữ mà không cho anh tiếp tục thuê phòng nữa, anh đã chủ động gọi điện xin lỗi ông và nói muốn được bồi thường chiếc ly.
Thế nhưng, đáp lại vẻ bối rối của anh, ông lão bình tĩnh nói:
"Không sao, cậu không cố ý mà. Cái ly đó cũng không phải thứ có giá trị lắm. Cậu không cần lo lắng đâu".
Nghe ông nói vậy, chàng trai được trấn an tinh thần. Anh cảm kính ông lão vô cùng, thầm nghĩ mình thật may mắn vì gặp được một người tốt bụng và hiểu chuyện như ông. Hơn nữa, đây là căn nhà tiện nghi, thoải mái với giá cả hợp lý, không còn gì tuyệt vời hơn.
Anh nhanh chóng quét dọn những mảnh vỡ thủy tinh và rác cho vào một cái bao, đặt ở bên ngoài.
Một lát sau, ông lão đến. Không đợi anh mở lời, ông lão nói:
"Chàng trai, những mảnh vỡ thủy tinh kia đâu rồi?"
Anh bình thản trả lời:
"Tôi đã thu dọn xong và để ngoài cửa rồi".

Ông lão vội vàng tiến đến, mở bao rác ra xem. Rồi ông đi nhanh vào phòng với khuôn mặt biến sắc, nói với chàng trai:
"Ngày mai, cậu có thể chuyển đi, ta không cho cậu thuê phòng nữa".
Chàng trai rất bất ngờ trước phản ứng và lời nói của ông lão. Anh không hiểu vì sao ông nói vậy, bởi mới trước đó ông còn rất vui vẻ với anh mà giờ đây lại tỏ ra khó chịu như vậy.
Anh cố tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc của mình:
"Có phải tôi đã làm vỡ cái ly mà ông yêu thích khiến ông phật ý chăng?".
Ông lão nói:
"Không phải! Lý do là vì trong tâm anh không nghĩ cho người khác".
Lúc này, chàng trai bỗng dưng thần người ra, không nói được gì nữa, cũng không biết vì sao ông lão lại nói mình như vậy.
Còn ông lão, tay cầm một cây bút cùng một cái bao khác, mang theo cây chổi cùng một cái kẹp, đi ra bên ngoài. Ông đổ hết rác trong bao kia ra và phân loại.
Ông lão rất cẩn thận nhặt từng mảnh vỡ thủy tinh cho vào một cái bao, lấy bút viết lên dòng chữ: "Bên trong là mảnh vỡ thủy tinh, nguy hiểm!". Sau đó, ông mới đổ các loại rác khác vào một bao khác và viết: "An toàn".
Chàng trai đứng cạnh chứng kiến toàn bộ hành động của ông lão. Trong lòng anh hết sức kính nể ông và cảm thấy xấu hổ về chính mình.
Từ đó trở đi, chàng trai luôn dặn lòng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần phải biết nghĩ cho người khác.
Cho đến những năm tháng sau này của cuộc đời, anh vẫn không thể quên được những lời ông lão chỉ dạy và coi đây là bài học khắc cốt ghi tâm.
Bài học rút ra:
Câu chuyện trên không chỉ là bài học đắt giá cho chàng trai mà còn dành cho tất cả chúng ta. Trong cuộc sống, đôi khi, chúng ta thường không để ý đến những việc nhỏ vì cho rằng chúng là vô hại. Nhưng những hành động ấy lại thể hiện phần nào tính cách của con người. Bởi vì cách bạn làm một việc nhỏ cũng chính là cách bạn làm những việc lớn. Những con người vĩ đại, họ đều bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất.
Xem thêm: Chuyện người tài xế taxi: Bài học "thay đổi chính mình, sống tích cực và không oán trách"
Đọc thêm
"Gia Định tam hùng" là danh hiệu mà người đời dùng để nói 3 vị dũng tướng của vua Gia Long Nguyễn Ánh.
Trường An Như Cố (Châu Sinh Như Cố) phát sóng lúc mấy giờ? Chiếu trên kênh nào? Xem phim Trường An Như Cố phụ đề tiếng Việt ở đâu?
Á hậu Phương Anh được gọi là "con nhà người ta" vì có cả tài lẫn sắc. Song ít ai biết được, gia đình cô ai cũng có học vấn "khủng".
Mãi sau này, tôi vẫn không thể nào quên được hành trình cuối đời của bà cụ. Có lẽ, tôi chưa làm được điều gì có ý nghĩa hơn là chuyện tôi đã làm trong buổi sáng hôm ấy.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.