Triết lý sâu sắc của Lão Tử: "Biết người khác là thông minh, biết mình là trí tuệ đích thực"
Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn. Ông được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo những triết lý sâu sắc mà ông để lại khiến người đời và hậu thế phải nghiêng mình khâm phục.
Lão Tử là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Hoa, ông sống ở thế kỉ thứ 6 TCN. Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỉ thứ 4 TCN, thời Bách gia chư tử và thời Chiến Quốc.Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn.
Lão Tử được công nhận là người Khai tổ của Đạo giáo. Cái tên "Lão Tử" là danh xưng kính trọng. Lão có nghĩa "đáng tôn kính" hay "già". Tử dịch theo nghĩa đen là "chú bé", nhưng nó cũng là một thuật ngữ chỉ một đẳng cấp quý tộc tương đương với Tử tước, cũng như là một thuật ngữ tỏ ý tôn kính được gắn với những cái tên của những bậc thầy đáng kính trọng. Vì thế, "Lão Tử" có thể được dịch tạm thành "Bậc thầy cao tuổi".
Những câu nói trí huệ của Lão Tử đã hòa nhập vào cuộc sống, rất nhiều người đã đem những đạo lý giản đơn này áp dụng vào thực tiễn cuộc sống của họ, khiến họ sống nhẹ nhàng thoải mái vui vẻ, trở thành những người thành công.
Lão Tử đã chỉ ra giá trị bản thân nằm ở chỗ phải hiểu chính mình, Ông nói: "Biết người khác là thông minh; biết mình là trí tuệ đích thực. Thạo người khác là sức mạnh; làm chủ được bản thân mới là sức mạnh thực sự".
Giá trị của bản thân là những thứ đang còn ẩn nấp trong chính con người chúng ta, mà không phải ai cũng có thể tìm thấy. Để yêu thương được người khác, ta phải học cách trân trọng chính bản thân mình, thay đổi cách nhìn nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn.
Mối quan hệ với bản thân là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong cuộc đời bạn. Đôi khi, việc yêu thương và tôn trọng bản thân là một nan đề mà không phải ai cũng giải đáp được. Thế nhưng, một khi bạn học được cách yêu thương chính mình, bạn sẽ nhận thấy cuộc sống của mình trở nên tích cực và trọn vẹn nhất. Để học được cách tôn trọng bản thân, trước hết, bạn phải khám phá con người thật của mình. Bắt đầu chặng đường khám phá chính mình, bạn sẽ biết được đâu là ưu điểm nên tiếp tục phát huy, đâu là khuyết điểm cần phải khắc phục.
Trong quá trình này, bạn không ngừng giao tiếp với nội tại để tìm ra được đáp án chính xác nhất. Ngoài ra, thời điểm bạn bắt đầu chú trọng đến bản thân như thể chất, tình cảm, tinh thần, bạn sẽ cố gắng loại bỏ những điều tồi tệ và hướng bản thân đến cảm xúc tích cực hơn. Rồi bạn sẽ dần nhận ra rằng, mối quan hệ hữu ích nhất chính là sự liên kết giữa bạn và chính bản thân mình.
Yêu thương bản thân, nghe thì có vẻ dễ nhưng thực chất lại rất khó. Chúng ta có thể thường dành hết tình cảm cho những mối quan hệ xung quanh để rồi quên mất yêu quý bản thân mình. Khi bắt đầu tôn trọng bản thân, bạn sẽ phát hiện mình xứng đáng nhận được nhiều điều tốt đẹp hơn thế này nữa. Từ đó, bạn càng quý trọng bản thân và dành thêm nhiều thời gian làm đẹp, tạo nên giá trị cho chính mình.
Giá trị của bản thân làm nên sự khác biệt
Giá trị bản thân là những thứ bạn tin rằng quan trọng đối với chính mình và đem đến thành công cho những công việc bạn làm hằng ngày. Khi những việc bạn làm và cách bạn cư xử hòa hợp với các giá trị của bạn, cuộc sống dường như vui vẻ hơn và công việc không còn là gánh nặng.
Ngược lại, khi công việc bạn làm đi ngược lại các giá trị bản thân, bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn, và chắc chắn, công việc của bạn sẽ không thành công như mong muốn. Lão Tử đã từng nói: "Người biết người khác là người khôn ngoan; người biết chính mình là người được giác ngộ". Tôn trọng bản thân là biết xem trọng và yêu thương con người thật của mình.
Chính vì vậy, bạn sẽ không để bản thân mình phải chịu đựng “dịch vụ” tồi tệ. Thay vào đó, bạn cố gắng dành những điều tốt đẹp nhất cho chính mình và hướng đến lối sống lành mạnh hơn. Chẳng hạn như bạn hạn chế các món ăn nhanh, sắp xếp thời gian thư giãn hay luyện tập thể dục, hay có thói quen viết nhật ký mỗi ngày để sắp xếp công việc.
Mỗi ngày, bạn phải đối mặt với rất nhiều thứ. Vì vậy, nếu chỉ giữ mục tiêu trong suy nghĩ, bạn có thể sẽ quên mất chúng đi. Trái lại, việc ghi chép giúp bạn tự nhắc nhở và động viên bản thân nhanh chóng đạt được mục tiêu đã đề ra.
Bạn nợ chính mình một cuộc tìm kiếm con người thật của bạn. Con đường dẫn đến thành công của bạn bắt đầu với một cái nhìn trước gương. Tự nhận thức sẽ mở ra cánh cửa dẫn đến trí tuệ.
Bạn càng sớm đánh giá và thừa nhận điểm mạnh, điểm yếu, con người bên trong và quan trọng nhất là điều khiến bạn trở nên sống, bạn càng có thể ngừng cản trở sự phát triển cá nhân.
Tôn trọng người khác là thể hiện trí tuệ và mỹ đức của một người
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận