Tôn trọng người khác là thể hiện trí tuệ và mỹ đức của một người

Luôn có được sự tôn trọng của người khác được xem như một lối tắt dẫn tới thành công. Áp dụng những quy tắc này sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả cao trong đời sống cũng như sự nghiệp.

Nguyễn Thanh Thủy
08:46 16/04/2021 Nguyễn Thanh Thủy
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Biết tôn trọng người khác mang lại cho chúng ta rất nhiều điều tốt đẹp. Đối với chính bản thân ta và với người khác, nhiều khi đây chính là món quà vô giá dành cho nhau. Sau đây là 3 cách thức tôn trọng người khác, nếu làm được thì đi đâu bạn cũng sẽ được chào đón và gieo được nhân duyên tốt đẹp.

Khiêm tốn bản thân, tôn trọng người khác

3-kieu-ton-trong-ai-cung-can-hoc-de-cuoc-song-thanh-cong-hon
Tôn trọng người khác là đạo lý quan trọng nhất trên đời

Một học giả sau khi đi chu du nhiều năm cho rằng mình đã học được tất cả kiến thức trên đời, ông lên đường trở về quê hương. Về đến đầu làng, trông thấy 1 người nông dân đang nhặt củi dưới chân núi, lão ta nghĩ ngay tới việc khoe khoang vốn kiến thức của mình. Lão ta đi đến gần, vỗ vai người nông dân và nói:

"Chào bác nông dân khốn khổ, ta là người đã nhiều năm đi chu du thiên hạ và đã học được tất cả các kiến thức trên đời. Hôm nay ta về thăm lại quê hương xem nơi này có gì đổi mới".

"Ra vậy" - Người nông dân chỉ đáp 1 câu rồi lại tiếp tục công việc.

Lão học giả lại nói: "Hay thế này đi, nếu bác hỏi tôi 1 câu nếu tôi ko trả lời đc tôi mất bác 10 đồng, tôi cũng hỏi bác 1 câu, nếu ko trả lời đc bác mất tôi 1 đồng".

Khi đó người nông dân mới ngẩng đầu lên, suy nghĩ 1 lát rồi bác ta trả lời:

"Vậy cũng đc".

"Bác hãy ra câu hỏi trước đi" Lão học giả nói.

Bác nông dân chỉ tay lên dãy núi và ra câu hỏi:

"Con gì khi lên núi thì bằng 4 chân nhưng khi xuống núi chỉ bằng 2 chân?"

Lão học giả suy nghĩ hồi lâu mà ko trả lời đc đành phải móc ra 10 đồng trong túi đưa cho bác nông dân.

"Vậy đó là con gì vây?" - Lão hỏi.

Bác nông dân cầm lấy 9 đồng tiền, trả lại cho lão học giả 1 đồng tiền và nói:

"Rất tiếc, tôi cũng ko biết"

Lão học giả lúc này đã hiểu ra mọi điều, dù mình tỏ ra tri thức, biết tất thảy mọi sự trên đời nhưng đấy chỉ là tự mãn mà thôi. Lão xấu hổ cầm lấy đồng tiền, chào tạm biệt người nông dân, rồi quay đầu lại đi một mạch ra khỏi làng.

Sau này nhờ biết khiêm tốn và chịu khó học hỏi, vị học giả đó đã trở thành 1 giáo sư nổi tiếng. Dù vậy, lúc nào trong lòng vị học giả kia cũng vẫn nhớ mãi bài học của người nông dân nơi quê hương mình.

Bất kể là ai, dù có giỏi cỡ nào, vẫn phải luôn giữ cho bản thân một sự khiêm tốn, chỉ có như thế mới có thể hiểu rõ bản thân và người khác. Người thành công luôn có tinh thần cầu tiến và biết rằng không bao giờ là đủ, họ sẽ luôn luôn khiêm tốn tiếp nhận mọi điều tốt đẹp, hay ho từ những người xung quanh mình.

Thay đổi góc nhìn, tôn trọng người khác

3-kieu-ton-trong-ai-cung-can-hoc-de-cuoc-song-thanh-cong-hon
Học cách tôn trọng người khác

Ở nước Mỹ, trong một cửa hàng bách hóa, bởi trời đột nhiên đổ cơn mưa lớn, một bà lão ăn mặc giản dị, khắp người ướt sũng đi vào tránh mưa, gần như toàn bộ nhân viên bán hàng đều không muốn để mắt đến bà lão này. Có một chàng trai rất thành kính nói với bà rằng:

"Phu nhân, chào bà, tôi có thể giúp gì cho bà đây?"

Bà lão nói rằng mình muốn vào đây tránh mưa một chút, thế nhưng vào không thì trong lòng cũng có chút khó chịu, liền muốn mua một vài món đồ, nhưng đi vòng quanh mãi mà không biết mua gì nữa.

Chàng trai này nhìn thấy liền nói với bà lão rằng

"Phu nhân, bà không cần cảm thấy khó xử! Tôi đã để một chiếc ghế ở trước cửa, bà cứ yên tâm ngồi ở đó là được rồi."

Sau hai tiếng đồng hồ thì mưa đã tạnh, bà lão xin danh thiếp của chàng trai này rồi đi mất. Mấy tháng sau, chàng trai này đã được một cơ hội hiếm có, anh được chỉ định làm đại biểu cho công ty bách hóa này đàm phán nghiệp vụ với công ty gia tộc lớn khác, lợi nhuận rất lớn.

Về sau mới biết là bà lão trú mưa khi xưa đã cho cậu cơ hội này, hơn nữa bà lão này không phải ai khác, mà chính là mẹ của “Vua Thép” Carnegie, tỷ phú nước Mỹ. Thế là, sự nghiệp của chàng trai này từ đây đã thuận buồm xuôi gió, một bước lên mây, trở thành trợ thủ đắc lực của “Vua Thép” Carnegie. Không chỉ vậy, anh chàng còn trở thành một trong số nhân vật trọng yếu giàu có bậc nhất, địa vị chỉ đứng sau Carnegie mà thôi.

Cơ hội luôn khảo nghiệm sự tử tế vào lúc ta không ngờ nhất. Tôn trọng tất cả mọi người, dù cho họ có địa vị giàu sang hay nghèo hèn ra sao, như vậy mới là người tốt. 

 Quan tâm, bình đẳng với người khác

3-kieu-ton-trong-ai-cung-can-hoc-de-cuoc-song-thanh-cong-hon
Biết tôn trọng người khác là yêu cầu tối thiểu của làm người

Ngày nọ, một ông lão ăn mày quần áo rách tả tơi, đầu tóc bù xù, trên người bốc ra một mùi hôi khó chịu đứng trước một cửa tiệm bánh ngọt náo nhiệt. Những vị khách mua hàng đứng bên cạnh đều bịt mũi, nhíu mày, tỏ rõ thái độ ghét bỏ và khó chịu với ông ta. Thấy vậy, nhân viên bán hàng liền ra trước cửa và quát to: “Đi ngay! Đi ngay đi!”

Người ăn mày lập cập lấy ra mấy đồng tiền lẻ bẩn thỉu và nói: “Tôi đến mua bánh ngọt mà... Loại nào là nhỏ nhất, rẻ nhất?”

Ông lão chủ tiệm bánh ngọt đi đến, niềm nở lấy ra một chiếc bánh ngọt nhỏ và đẹp đẽ từ trong tủ kính đưa cho người ăn mày, rồi cúi người thật sâu, nói:

“Cảm ơn quý khách đã mua hàng! Hoan nghênh lần sau lại tới!”

Người ăn mày tỏ thái đội ngỡ ngàng, từ từ rời khỏi cửa tiệm, không quên nói lời cảm ơn, như thế anh ta chưa từng được đối xử tôn trọng đến như vậy lần nào trong đời… Cháu trai người chủ tiệm bánh thấy lạ liền hỏi:

“Ông nội! Sao ông lại niềm nở với người ăn mày bẩn thỉu đó như vậy ạ?”

Chủ tiệm bánh giải thích:

“Mặc dù đó là một người ăn mày nhưng cũng là khách hàng. Ông ấy để ăn được bánh ngọt của chúng ta đã không tiếc tiêu những đồng tiền mà phải mất một thời gian lâu lắm mới kiếm được. Thực sự là rất khó có được! Nếu ông không tự mình phục vụ ông ấy thì sao có thể xứng đáng với phần ưu ái của ông ấy dành cho chúng ta đây?”

Cháu trai lại hỏi:

“Đã vậy thì sao ông lại còn thu tiền của ông ấy ạ?

”Người chủ tiệm bánh nói:

“Oh, ông ấy hôm nay đến đây là khách chứ không phải là đến ăn xin đâu cháu! Đương nhiên, chúng ta phải tôn trọng ông ấy chứ! Nếu như ông không thu tiền của ông ấy, thì chẳng phải ông đã vũ nhục ông ấy rồi sao? Nhất định phải nhớ kỹ, phải tôn trọng mỗi một khách hàng của chúng ta, cho dù đó là một người ăn mày. Bởi vì hết thảy những thứ chúng ta có đều là do khách hàng cấp cho.”

Cậu bé nghe xong có phần hiểu nên gật gật đầu. Ông chủ tiệm bánh này chính là ông nội của nhà kinh doanh, tỷ phú Nhật Bản – Yoshiaki Tsutsumi.

Tỷ phú Tsutsumi từng nói: “Năm đó, mỗi cử động của ông nội đối với người ăn mày đó đều khắc sâu vào trong tâm trí của tôi”. Về sau, Tsutsumi đã kể lại rất nhiều lần câu chuyện này cho nhân viên của mình nghe để họ học tập cách tôn trọng khách hàng.

câu nói như này: "Lòng rộng một thước, con đường sẽ rộng một trượng". Vì thế, hãy mở rộng tấm lòng với mọi người, đây chính là một loại dũng khí và cũng là một loại trí tuệ.

Bí quyết vàng để có một cuộc sống hạnh phúc

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận