Kintsugi: Từ nghệ thuật lấy vàng ròng hàn gốm vỡ đến triết lý sống tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn rạn nứt 

Kintsugi không chỉ là nghệ thuật đến từ Nhật Bản lấy vàng ròng hàn gốm vỡ mà còn là triết lý sống tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn rạn nứt rằng "không gì thực sự bị phá vỡ".

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 26/03
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Kintsugi là gì?

Kintsugi (金継ぎ, きんつぎ) cũng được biết đến như Kintsukuroi (金繕い, きんつくろい) là nghệ thuật đến từ Nhật Bản lấy vàng ròng hàn gốm vỡ. Kintsugi có thể hiểu là đồ thủ công bằng vàng, là phương pháp tương tự như kỹ thuật maki-e, sửa chữa đồ gốm vỡ bằng chất liệu sơn mài, phủ lên hoặc trộn thêm với bột vàng, bạc hoặc bạch kim lấp lánh.

triet-ly-kintsugi-nhat-ban-han-gan-va-ton-vinh-nhung-tam-hon-ran-nut
Kintsugi (金継ぎ, きんつぎ) là nghệ thuật đến từ Nhật Bản lấy vàng ròng hàn gốm vỡ.

Nguồn gốc của phương pháp này được cho là bắt nguồn từ thế kỉ 15, khi shogun (Mạc chủ) Ashikaga Yoshimasa vô tình làm vỡ chiếc bát trà Trung Quốc ông yêu quý, nên ông đã cho người mang chiếc bát vỡ sang Trung Quốc để họ hàn lại. Dù vậy, khi nhận về chiếc bát trà, ông đã vô cùng thất vọng về những vết hàn bằng ghim thô kệch, xấu xí nên đã giao lại cho các thợ thủ công Nhật Bản tìm phương pháp mới để hàn gắn lại. 

triet-ly-kintsugi-nhat-ban-han-gan-va-ton-vinh-nhung-tam-hon-ran-nut
Hibi (ひび, "nứt vỡ") là phương pháp phục hồi, dùng bụi vàng và nhựa thông hoặc sơn mài đính những mảnh vỡ lại với nhau.

Và từ đó, phương pháp mới do thợ thủ công Nhật Bản dùng để hàn gắn đồ gốm vỡ đã được người dân xứ hoa đào ưa thích, Kintsugi trở thành một loại hình nghệ thuật và đã tồn tại hơn 500 năm. Đồ gốm sứ bị vỡ được hàn lại bằng một đường sơn mài và trộn thêm với kim loại quý, khiến một chiếc bát sứt mẻ cũng có thể trở nên sang trọng. 

triet-ly-kintsugi-nhat-ban-han-gan-va-ton-vinh-nhung-tam-hon-ran-nut
Kake no kintsugi rei (欠けの金継ぎ例, "miếng") là phương pháp thay thế, dùng vàng hoặc hợp chất vàng để hoàn thiện lại sản phẩm.

Kintsugi có một vài thể loại chính, gồm Hibi, Kake no kintsugi rei và Yobitsugi. Hibi (ひび, "nứt vỡ") là phương pháp phục hồi, dùng bụi vàng và nhựa thông hoặc sơn mài đính những mảnh vỡ lại với nhau. Kake no kintsugi rei (欠けの金継ぎ例, "miếng") là phương pháp thay thế, dùng vàng hoặc hợp chất vàng để hoàn thiện lại sản phẩm. Còn Yobitsugi (呼び継ぎ, "liên kết") là phương thức hàn gắn, dùng những mảnh vỡ có cùng chất liệu nhưng khác hoa văn để phục hồi gốm sứ. Đây là phương pháp khó nhất, đòi hỏi nhiều sự tinh tế và tỉ mẩn nhất.

triet-ly-kintsugi-nhat-ban-han-gan-va-ton-vinh-nhung-tam-hon-ran-nut
Yobitsugi (呼び継ぎ, "liên kết") là phương thức hàn gắn, dùng những mảnh vỡ có cùng chất liệu nhưng khác hoa văn để phục hồi gốm sứ.

Không chỉ là một nghệ thuật hàn gắn, Kintsugi còn mang tư tưởng Thiền tông của người Nhật, trở thành một phần của văn hóa nước này. Triết lý này bao bọc các thiếu sót hoặc sự không hoàn hảo, tôn trọng những gì dung dị, cũ kĩ và đi tìm vẻ đẹp trong sự thiếu hoàn hảo ấy. Với nghệ thuật Kintsugi, việc xử lý đồ phế phẩm coi những nét vỡ trên nó như một phần lịch sử, chứng không nhằm che giấu chỗ hỏng trên đồ vật đó.

Triết lý sống tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn rạn nứt

Người Nhật có câu nói rằng: "Cuộc đời ta giống như một chiếc chén đã vỡ", rằng những vấp ngã, tổn thương mà ta đã phải chịu đựng sẽ trở thành những vết sẹo mãi đi theo ta suốt cuộc đời, nhưng nếu ta biết cách tô điểm, hàn gắn nó, thì những vết sẹo ấy lại trở nên đẹp đẽ vô cùng, là thứ khiến ta trở nên mạnh mẽ và hoàn thiện hơn trước. Nghệ thuật Kintsugi cho ta thấy rằng, chẳng có ai là hoàn hảo trên cuộc đời này, nhưng những vết sẹo đời sẽ khiến ta tỏa sáng, tươi đẹp theo một cách rất riêng.

triet-ly-kintsugi-nhat-ban-han-gan-va-ton-vinh-nhung-tam-hon-ran-nut
Nghệ thuật này liên quan tới triết lý wabi sabi, luôn tôn trọng những gì đã cũ, coi nó như một phần của riêng mình, không che giấu, vứt bỏ mà trái lại tự hào, đề cao.

Nghệ thuật này liên quan tới triết lý wabi sabi, luôn tôn trọng những gì đã cũ, coi nó như một phần của riêng mình, không che giấu, vứt bỏ mà trái lại tự hào, đề cao. Mỗi vết nứt trên món đồ gốm tựa những tổn thương hay vấp ngã cuộc đời người, đều mang trong mình một câu chuyện khác nhau. Nhờ những vết hàn vàng lấp lánh, món đồ gốm sứt mẻ ấy lại càng trở nên xinh đẹp hơn, đáng quý hơn. Cũng vì thế, cuộc đời chúng ta lại càng trở nên sâu sắc hơn, ý nghĩa hơn qua những trải nghiệm trong quá khứ.

Kintsugi cho rằng, những vỡ vụn, tổn thương không phải là thứ ta phải giấu đi mà hãy đề cao và phơi bày nó một cách trần trụi nhất có thể. Những vết sẹo hằn ghi trên cuộc đời ta không hề khiến ta trở nên xấu xí, trái lại giá trị của ta vẫn vẹn nguyên như trước, nếu không nói là tươi đẹp hơn ngay trong sự thiếu hoàn hảo. Ta biến những khuyết điểm kia thành ưu điểm của mình, học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ để có kinh nghiệm vươn lên, nâng cao giá trị của mình lên tầng cao mới.

triet-ly-kintsugi-nhat-ban-han-gan-va-ton-vinh-nhung-tam-hon-ran-nut
Kintsugi là triết lý sống trân trọng những sai lầm và vấp ngã, coi sự không hoàn hảo và không trọn vẹn là một phần của cuộc sống.

Triết lý này cũng hướng con người ta đối xử và quan tâm những người xung quanh nhiều hơn, bởi ai cũng phải trải qua nhiều lần "vỡ vụn", tổn thương hay chịu những cú sốc tâm lý. Nghịch cảnh luôn tồn tại trong cuộc sống, ai cũng sẽ phải mắc bệnh, biến cố xảy đến không thể nào ngăn cản được, hay phải chịu đau đớn mất đi người thân. Vì thế, thay vì ghen tị, ghét bỏ người khác, ta hãy yêu thương và đối xử tốt với những người xung quanh.

Khi mà người ta ngày càng tôn sùng sự tươi trẻ, hoàn mĩ, nghệ thuật Kintsugi tồn tại như một triết lý đặc biệt đề cao những thứ không hoàn hảo. Nhà tâm lý học người Tây Ban Nha Tomas Navarro từng nói rằng: "Đồ gốm dễ vỡ nhưng cũng rất bền và đẹp, giống như con người. Đồ gốm và cuộc sống có thể vỡ ra thành nghìn mảnh, nhưng không vì lý do đó mà chúng ta không tiếp tục sống hết mình mỗi ngày." 

Ta thường có xu hướng trốn tránh việc nhìn lại tổn thương, đau đớn từng trải qua mà không hề biết rằng, nếu ta can đảm đối mặt với những "vết sẹo" đó, ta sẽ nhận ra rằng ta đang trở nên trưởng thành hơn, tươi đẹp hơn và hoàn hảo hơn. Kintsugi là triết lý trân trọng những sai lầm và vấp ngã, coi sự không hoàn hảo và không trọn vẹn là một phần của cuộc sống.

Tỷ phú Nhật Bản Inamori Kazuo: 4 thứ người nghèo rất hay lãng phí

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Nhật Bản quyết định bỏ Tết cổ truyền, chỉ đón Tết Tây và trở thành quốc gia duy nhất ở châu Á ăn Tết Tây.

Tiết lộ 2 lý do khiến Nhật Bản quyết định bỏ Tết cổ truyền chỉ đón Tết Tây
0 Bình luận

Người Nhật quan niệm rằng, sống thọ không khó, tất cả bí kíp chỉ nằm trong 1 bàn tay mà thôi, đó là nhờ phương pháp Jin Shin Jyutsu.

Bí kíp sống thọ của người Nhật: Tất cả nằm gọn trong một bàn tay
0 Bình luận

Bạn biết đấy, cống rãnh ở Nhật Bản sạch đến nỗi người ta dùng để nuôi cá Koi. Vì vậy việc nước Nhật sở hữu những chiếc nắp cống độc đáo và lạ mắt là điều không quá ngạc nhiên.

Lịch sử ít biết của những chiếc nắp cống nghệ thuật trên đường phố Nhật Bản
0 Bình luận

Tin liên quan

Cơ quan chức năng đã phong tỏa đường D35, Khu dân cư Việt Sing ở khu phố 4, phường An Phú, TP Thuận An vì có ca nghi mắc COVID-19 trong cộng đồng.

Ca nghi nhiễm COVID-19 trong cộng đồng ở Bình Dương từng tiếp xúc với người Campuchia ở cửa khẩu Mộc Bài
0 Bình luận

Bệnh nhân V.T.T. nhập cảnh trái phép, trú tại 1 khách sạn ở TP Hồ Chí Minh từng tiếp xúc với người Trung Quốc nên lo sợ đi xét nghiệm COVID-19.

Bệnh nhân COVID-19 nhập cảnh trái phép ở TP Hồ Chí Minh di chuyển từ Campuchia về nước như thế nào?
0 Bình luận

Việt Nam vừa ghi nhận 2 ca bệnh mới là người nhập cảnh trái phép về TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Bệnh nhân có lịch trình di chuyển tương đối lằng nhằng.

Lịch trình di chuyển chi tiết của ca dương tính COVID-19 ở Hải Phòng: Chuyển nhiều phương tiện di chuyển trước khi về địa phương
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 13 giờ trước
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 26/06
Bát bún ân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn ông cụ nằm co quắp trên chiếc giường gỗ, tay chân teo tóp. Tôi nghẹn lại, bát bún ân tình năm nào vẫn còn nóng trong ký ức, còn ông thì đang ngày một héo mòn theo những cơn đau.

Hải An
Hải An 25/06
Cổ nhân răn dạy: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông”, càng ngẫm càng thấm

Cổ nhân thường răn dạy con cháu: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông. Sống trên đời, ám ảnh là liều thuốc độc tai hại nhất.” Một câu nói ngắn, nhưng đủ để trở thành chiếc gương soi chiếu cả một đời người từ cách đối diện với thất bại, khổ đau, đến cách vượt qua những u uẩn trong tâm trí.

Hải An
Hải An 24/06
Nghỉ hưu đi du lịch là sai sao? – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.

Hải An
Hải An 23/06
 Lời xin lỗi muộn màng từ mẹ chồng cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Hai năm sau ly hôn tôi chưa từng nghĩ mình sẽ gặp lại mẹ chồng cũ, lại càng không nghĩ tới bà sẽ chủ động đến nhà bố mẹ đẻ tôi để nói lời xin lỗi.

Hải An
Hải An 22/06
Người xưa răn dạy: Cái ngốc lớn nhất của con người là thích “ngồi lên đầu” người khác!

Người xưa răn dạy “Cái ngốc lớn nhất của con người là thích ‘ngồi lên đầu’ người khác” Đây không chỉ là một lời cảnh tỉnh, mà còn là chiếc gương phản chiếu sự ngộ nhận đầy sai lầm của nhiều người trong cách họ thể hiện bản thân giữa xã hội.

Hải An
Hải An 21/06
Cha tôi già rồi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha tôi, một người đàn ông già cỗi, cứng đầu, cô độc, sống lẫn lộn giữa yêu thương và sợ hãi trong chiếc hộp kín của thời gian và ký ức. Nhìn cha trôi dần vào cõi mù sương, lòng tôi đau như cắn phải hạt sạn trong bát cơm nguội.

Hải An
Hải An 20/06
Người mẹ một mắt – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên tôi chưa bao giờ thôi ghét mẹ. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề khiến bạn bè trong lớp không ngừng chế giễu, trêu chọc tôi.

Hải An
Hải An 19/06
Người xưa nói “Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ”, vế sau lại càng thêm thấm thía

Người xưa có câu “Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ, dù mệt đến đâu cũng đừng ngồi lên trên đùi người khác”, đây không chỉ là lời dạy mang tính tâm linh mà còn là bài học về đạo đức, cách hành xử trong đời sống thường nhật.

PC Right 1 GIF
Đề xuất