Lão Tử và 7 đạo lý giúp nhân thế công thành danh toại, đắc phú quý bảo bình an
Những câu nói trí huệ của Lão Tử đã hòa nhập vào cuộc sống. Cho đến nay, nhiều đạo lý của Lão Tử đã trở thành kim chỉ nam giúp hậu thế công thành danh toại, đắc phú quý bảo bình an.
Lão Tử là người sáng lập Đạo gia. Ông có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của triết học Trung Quốc.
Cốt lõi trong tư duy của ông là phép biện chứng đơn giản, lưu lại trong bộ sách "Đạo đức kinh". Mặc dù không quá dài nhưng chứa đựng rất nhiều triết lý nổi tiếng.
Lão Tử lấy Đạo để giải thích cho sự phát triển và biến hóa của vạn vật trong vũ trụ. Ông từng nói: "Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh bam ba sinh vạn vật". Đạo tôn, đức quý, hết thảy không can thiệp, làm chủ vạn vật mà để vạn vật tự nhiên. Do đó, người thuận trời đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo đạo, đạo thuận vạn vật tự nhiên. Vạn vật đều có quy luật vận hành.
Và dưới đây 7 câu nói nổi tiếng của ông giúp hậu thế công thành danh toại, đắc phú quý bảo bình an:
1. Cố tri túc chi, thường túc hĩ
Câu này có nghĩa là: Thỏa mãn biết đủ thì luôn có được sự hài lòng.
Theo Lão Tử, người biết đủ có thể không có nhiều tài sản như xe sang, nhà lầu, sổ tiết kiệm nhưng họ hiểu được đạo lý "biết đủ". Do đó, họ có thể sống một đời hạnh phúc, bình an.
2. Thánh nhân chi Đạo, vi nhi bất tranh
Câu này có nghĩa: Đạo của Thánh nhân là làm mà không tranh. Bởi vì không tranh nên thiên hạ không ai có thể tranh.
Ý của Lão Tử là: Thánh nhân làm việc, hành xử không tranh đoạt với người. Chính vì họ không tranh nên khắp thiên hạ không có người nào có thể tranh với họ.
Ông cũng nói: Đại thiện như nước. Nước thiện, lợi ích vạn vật mà không tranh, ở nơi mọi người không thích, do đó gần với Đạo.
3. Tri chỉ khả dĩ bất đãi. Phù duy bất doanh, cố năng tế nhi tân thành.
Dịch ra nghĩa là: Biết dừng thì không nguy hiểm. Do không đầy nên có thể từ bỏ cái cũ thay đổi cái mới.
Ý của Lão Tử là: Biết dừng lại thì có thể không rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm. Cũng vì không tự mãn nên có thể không ngừng trừ bỏ cái cũ, thay đổi cái mới.
4. Tri nhân giả trí, tự tri giả minh
Dịch ra có nghĩa là: Kẻ biết người là trí tuệ, kẻ biết mình là sáng suốt.
Theo Lão Tử: Người có thể nhìn rõ người khác quả là bậc trí tuệ. Người có thể hiểu rõ bản thân mình thì là người rất sáng suốt. Chỉ khi biết người biết ta, làm gì cũng sẽ dễ dàng. Đồng thời cũng kiểm soát được bản thân trước khi đi vào bước đường không nên.
5. Vô vi nhi vô bất vị
Dịch ra có nghĩa là: Vô vị mà không gì là không làm
Lão Tử nói: “Việc học thì ngày một thêm thụ ích, tu Đạo thì ngày một thêm tổn hao. Tổn hao rồi lại tổn hao, cho đến vô vi. Vô vi mà không gì không làm”.
6. Đa ngôn số cùng, bất như thủ trung
Dịch ra có nghĩa là: Nói nhiều mau khốn cùng, chi bằng thủ trung.
Dưỡng thành thái độ khiêm hạ, tự nhiên có thể làm được nhanh nhẹn hành sự mà lại cẩn thận nói năng, sẽ không nói những lời chưa cân nhắc xem xét kỹ, không nói lời sáo rỗng, vô nghĩa.
7. Thiện dụng nhân giả vi chi hạ
Dịch ra có nghĩa là: Người giỏi dùng người thì biết đặt mình ở dưới người.
Lão Tử nói: “Người giỏi làm tướng thì không thể hiện uy vũ, người giỏi đánh trận thì không tức giận, người giỏi thắng địch thì không giao tranh với địch, người giỏi dùng người thì biết đặt mình ở dưới người. Đó gọi là đức không tranh, gọi là biết dùng sức của người, gọi là tương xứng với Trời, gọi là cảnh giới cao nhất của người cổ xưa”.
Xem thêm: Lão Tử dạy: Nước càng sâu chảy càng chậm, người càng trí huệ càng khiêm nhường
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận