Hồi ức chốn lao tù của người lính Trần Quang Nghiêm: Đó là "bản hùng ca" thẫm đẫm máu và nước mắt

Ông Trần Quang Nghiêm (84 tuổi) chính là người lính từng lấy máu viết tâm thư xin ra chiến trường. Và ông cũng là người lính vượt qua mọi đòn tra tấn của quân thù ở nhà tù Phú Quốc để với đồng đội, gia đình...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Dùng máu viết tâm thư xin cầm súng ra chiến trường

Dù đã 84 tuổi nhưng người lính Trần Quang Nghiêm (trú tại thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) vẫn nhớ như in ký ức về những ngày chiến đấu, bị địch bắt giam, tù đầy... Mỗi lần nhắc lại đoạn ký ức ấy, ông lại khóc!

Ông Nghiêm hồi tưởng, năm 1965, trong lúc cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn khốc liệt, ông lúc này đang làm Chánh văn phòng của Ty giao thông Thanh Hóa. Mong được ra chiến trường cầm súng bảo vệ quê hương đất nước, ông nhiều lần xin lãnh đạo cho được vào chiến trường nhưng do không có người thay thế vị trí công tác nên nguyện vọng bất thành.

Vào một đêm trăn trở, ông lấy dao lam cứ đầu ngón tay mình để viết tâm thư, lúc này lãnh đạo mới nhìn thấy được quyết tâm của chàng trai trẻ và đồng ý cho ông nhập ngũ.

Hoi-uc-chon-lao-tu-cua-nguoi-linh-Tran-Quang-Nghiem-3
Những tấm huân chương, huy hiệu, danh hiệu được ông Nghiêm trân trọng bày biện trong nhà (Ảnh: Dân trí)

Ông Nghiêm vẫn còn nhớ mãi, ngày 20/2/1965, lúc này 27 tuổi, ông lên đường nhập ngũ, để lại người vợ trẻ vừa kết hôn được 5 ngày và bố mẹ già. Ông được biên chế vào đơn vị C3, D10, E68, F351, được đào tạo sử dụng pháo Kachiusa (Liên Xô)…

“Ngày khoác lên mình bộ áo lính, tôi xác định không có ngày trở về, nhưng sẵn sàng hi sinh thân xác của mình vì tổ quốc. Ở thời điểm ấy, thế hệ thanh niên chúng tôi đều có lý tưởng như vậy, được làm cái gì đó cho đất nước, ấy là niềm tự hào, niềm hạnh phúc dù đó có là cái chết”, người cựu binh xúc động kể. 

Chiến trường khốc liệt, ngày nào cũng nhìn thấy đồng đội hi sinh, nhưng dù đau xót, người lính trẻ vẫn không nao núng. Ông quyết phải chiến đấu hết sức cho cả phần của những đồng đội đã ngã xuống.

Ông cùng đồng đội vào sinh ra tử, lập nhiều thành tích trên khắp các mặt trận. Đặc biệt là cuộc chiến vào Tết Mậu Thân năm 1968, đơn vị của ông hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà vẫn bảo toàn được lực lượng.

Bản hùng ca máu và nước mắt ở chốn lao tù

Vào ngày 5/11/1968, khi đang điều trị tại bệnh viện dã chiến thuộc huyện Điện Bàn (Quảng Nam), ông bị máy bay địch bắn trọng thương; sau đó bị địch bắt, bịt mắt, ném lên trực thăng đưa về trại giam Đà Nẵng. Từ đây bắt đầu những ngày "địa ngục trần gian" đối với người lính cộng sản Trần Quang Nghiêm.

"Mỗi ngày chúng hỏi cung tôi từ 20-30 lần, rồi tăng lên 40, 50 lần... Sau đó, thấy không khai thác được gì, chúng chuyển sang tra tấn. Chúng dùng kim cắm vào mười đầu ngón tay, quấn bông vào đầu kim, tẩm xăng đốt cho đến khi tôi bất tỉnh. Chúng lại dùng nước lạnh hắt vào mặt, nhúng đầu vào các thùng nước rồi tiếp tục hỏi cung...", ông Nghiêm nhớ lại ký ức kinh hoàng rồi đưa tay run run chỉ lên hàm răng giả, ông bảo toàn bộ răng hàm dưới cũng bị chúng tra tấn bằng cách nhổ hết, đôi tay bị run cũng là hậu quả của những đòn tra tấn ngày ấy.

Hoi-uc-chon-lao-tu-cua-nguoi-linh-Tran-Quang-Nghiem-0
Ông Nghiêm ôn kỷ niệm với đồng đội cũ

Ông Nghiêm không nhớ nổi trong thời gian ở tù, kẻ thù đã bao nhiêu lần dùng dùi cui, roi điện, roi da đánh ông thừa sống thiếu chết, nằm lả xuống sàn như cái xác vô hồn. Chúng giở đủ món nghề tra tấn, rồi chúng lại chuyển sang giọng điệu phỉnh nịnh, dụ dỗ, mua chuộc để dò la tin tức về quân giải phóng.

Nhưng chúng có dùng mánh khóe gì đi nữa thì người lính trung kiên Trần Quang Nghiêm vẫn kiên định với lời khai: "Tôi chỉ là cấp dưỡng". Sau thời gian dài không khai thác được gì, tháng 3/1969, ông cùng các chiến sĩ trong ngục giam được đưa lên tàu chuyển ra giam giữ ở đảo Phú Quốc.

Lấy máu xương nuôi ý chí cách mạng

Trong gần 4 năm ở nhà tù Phú Quốc, ông cũng như những chiến sĩ khác đã phải trải qua hàng trăm loại hình tra tấn man rợ, đẫm máu. Nhưng với một lòng kiên định, không có gì có thể khuất phục, ông cùng các chiến sĩ thực hiện hai nhiệm vụ chính là đòi quyền dân sinh và dân chủ.

Thời điểm đó, ông Nghiêm được tổ chức tin tưởng, giao nhiệm vụ là cấp ủy, bí thư chi bộ trong ban lãnh đạo cuộc đấu tranh.

"Có những thời điểm chúng dùng súng đại liên bắn vào trại giam khiến hàng trăm người chết. Nhìn đồng đội của mình ngã xuống, lòng căm thù lại lớn hơn bao giờ hết. Nhiều phương án được anh em đưa ra để đấu tranh. Bắt đầu là tuyệt thực, mỗi bữa chúng tôi chỉ ăn một nhúm gạo rang, uống nước lã cầm hơi, nhiều chiến sĩ trong phân khu khi đó không một chút do dự, đã xung phong hy sinh thân mình để nêu cao tinh thần, chí khí chiến đấu.

Hoi-uc-chon-lao-tu-cua-nguoi-linh-Tran-Quang-Nghiem-9
Những ký ức hào hùng luôn hiển hiện trong tâm trí ông Nghiêm (Ảnh: Dân trí)

Đó là khi chúng tôi cần hai người hành động nhưng có đến 12 người xung phong. Cuối cùng cấp ủy quyết định: Ai bắt trúng thăm hành động sẽ được nhận nhiệm vụ thiêng liêng này. Sau cùng hai người trúng thăm là anh Lê Bá Giao, tên trong tù là Phạm Văn Bình (quê Hoằng Hóa, Thanh Hóa) và Trần Nguyên Mạnh, tên trong tù là Trần Văn Nanh (quê Hậu Lộc, Thanh Hóa). Hai đồng chí sinh hoạt tại phòng số 6, do tôi làm trưởng phòng đã tự dùng dao mổ bụng mình, cắt dương vật ném vào mặt quản tù, uy hiếp chúng, châm ngòi nổ cho cuộc đấu tranh giành nhiều yêu sách", ông Nghiêm nghẹn ngào kể lại.

Ông cũng cho biết, từ đó các tù binh được nấu cơm, đào giếng, tập trung học văn hóa, nhưng cũng lợi dụng việc đào giếng để đào hầm vượt ngục. Học văn hóa nhưng là để triển khai nghị quyết, tuyên truyền cách mạng, bàn phương án đấu tranh, vượt ngục…

"Đêm đến, chúng tôi lại thay nhau đào con đường hầm dẫn ra khỏi bức tường thép gai. Dụng cụ chỉ là những chiếc thìa sắt nên đào cả mấy tháng mới xong. Có tổng 41 người vượt ngục thành công trở lại chiến trường tiếp tục cầm súng chiến đấu. Trong số này một nửa vượt bằng con đường hầm, một nửa trốn bằng cách ngồi vào những chiếc thùng phi đựng phân mang đi đổ", ông Nghiêm nhớ lại.

Nếu được chọn lại, tôi vẫn chọn cầm súng ra chiến trường...

Ngày 12/2/1973, theo tinh thần của Hiệp định Paris, sau gần 4 năm, các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày tại trại giam Phú Quốc được trao trả bên bờ sông Thạch Hãn. Cùng với các chiến sĩ tại Phân khu C - trại giam Phú Quốc, ông Nghiêm được trao trả từ đợt 1.

Sau khi ra tù, ông Nghiêm được đưa về an dưỡng, chăm sóc, điều trị tại thị trấn Móng Cái (nay là TP Móng Cái, Quảng Ninh). Một năm sau đó, ông Nghiêm mới được đoàn tụ cùng gia đình tại quê hương Thanh Hóa.

Hoi-uc-chon-lao-tu-cua-nguoi-linh-Tran-Quang-Nghiem-7
Ông Nghiêm cùng vợ ôn lại những ký ức về đồng đội (Ảnh: Dân trí)

Ông kể, ngày trở về gặp lại vợ, cha mẹ già đã mòn mỏi đợi chờ suốt 8 năm chiến đấu, đó là may mắn của cuộc đời ông. Lật giở từng tấm huân chương, huy hiệu, danh hiệu như: Huân chương Chiến công hạng Nhì, Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Huy hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ và danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân cho các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại trại giam Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang", ông trân quý từng tấm một.

Ông mừng cho chính mình khi còn may mắn để ngồi đây kể lại chuyện cũ, nhưng cũng chạnh lòng và rơi nước mắt khi nghĩ đến các đồng đội đã nằm xuống ở chiến trường không bao giờ có thể trở về, rồi còn những người trở về nhưng thân xác không còn lành lặn.

Người chiến sĩ trung kiên vẫn khẳng định chắc như đinh đóng cột, nếu được lựa chọn lại, ông vẫn không hối tiếc vì đã được cống hiến tuổi trẻ, có máu và nước mắt của mình cho tổ quốc, để được nhìn thấy đất nước độc lập, hòa bình, thống nhất và phát triển như hôm nay.

(Theo ANTT/NĐT, Ảnh: Dân trí)

Xem thêm: Cựu binh Mỹ trả lại đoạn xương cánh tay cho người lính Việt sau gần nửa thế kỷ cất giữ

Đọc thêm

Tác giả Phạm Thế Mỹ đã sáng tác bài hát “Những ngày xưa thân ái” kể về sự mất mát của người lính khi về thăm quê hương và hay tin bạn mình đã hy sinh ngoài chiến trường.

“Những Ngày Xưa Thân Ái” – Nhạc khúc thể hiện nỗi buồn miên man cùng sự tiếc thương cho số phận người lính nơi sa trường
0 Bình luận

Thành cổ Quảng Trị "mùa hè đỏ lửa" 1972 là một túi bom. Hàng ngàn chiến sĩ đã hy sinh tại đây. Xương máu của các anh đã hóa thân thành hình hài đất nước độc lập, tự do hôm nay.

Quảng Trị 'mùa hè đỏ lửa' năm 1972 và ký ức không bao giờ quên của một người lính
0 Bình luận

Ở buổi loạn lạc Trịnh - Nguyễn phân tranh, có một người con của đất Việt sớm nhận rõ bản chất phi nghĩa của chiến tranh nên đã quyết định "bẻ tên cởi giáp" trở về theo đuổi nghiệp y học cứu người. Sau này ông được nhân dân ca tụng là bậc thần y.

Người lính chán ghét chiến tranh từng 'bẻ tên cởi giáp', trở thành danh y lỗi lạc của Đại Việt là ai?
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 21 giờ trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất