“Những Ngày Xưa Thân Ái” – Nhạc khúc thể hiện nỗi buồn miên man cùng sự tiếc thương cho số phận người lính nơi sa trường

Tác giả Phạm Thế Mỹ đã sáng tác bài hát “Những ngày xưa thân ái” kể về sự mất mát của người lính khi về thăm quê hương và hay tin bạn mình đã hy sinh ngoài chiến trường.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 20/05
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tình huynh đệ trong chiến tranh thật ấm áp, thiêng liêng và cao cả. Điều đó được thể hiện qua rất nhiều bài hát, bài văn, thơ,...  Tuy nhiên mỗi tác phẩm lại thể hiện một sắc màu riêng nói lên những cung bậc cảm xúc riêng biệt của mỗi người, trong đó có bài hát “Những ngày xưa thân ái” của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ.

Bài hát “Những ngày xưa thân ái” sáng tác dựa trên bài thơ cùng tên của anh trai ông là Phạm Hổ. Trong bài thơ nguyên tác của Phạm Hổ, người lính đã tự tay bắn chết người bạn thuở nhỏ của mình, cũng là người đi theo giặc. Còn trong bài hát “Những ngày xưa thân ái” của Phạm Thế Mỹ lại là sự mất mát của người lính khi về thăm quê và hay tin bạn mình hy sinh trên chiến trường.

nhung-ngay-xua-than-ai-noi-buon-cho-nguoi-linh-noi-sa-truong-1

Phạm Thế Mỹ sinh ngày 15/11/1930 (?1932) mất ngày 16/1/2009. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung lưu ở An Nhơn, Bình Định.Trong nhà, ông là người con thứ 11, trên ông có hai người anh là nhà văn nổi tiếng. Anh cả là Phạm Văn Ký, một tác giả của văn học Pháp ngữ và anh trai Phạm Hổ là một nhà văn, nhà thơ chuyên viết cho thiếu nhi. 

Phạm Thế Mỹ đã có những sáng tác nổi tiếng như “Nắng lên xóm nghèo”, “Bông hồng cài áo”, “Hoa νẫn nở trên đường quê hương”, “Người về thành phố”, “Những người không chết”, “Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng”, “Thắm đượm duyên quê”, “Lena Belikova”… Sau khi nghỉ hưu, ông sống tại một căn nhà nhỏ ở Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh và qua đời ở tuổi 79 sau một thời gian lâm bệnh.

nhung-ngay-xua-than-ai-noi-buon-cho-nguoi-linh-noi-sa-truong-4

Vào năm 1957 Phạm Thế Mỹ sáng tác ca khúc “Những ngày xưa thân ái” dựa trên nguyên tác là bài thơ cùng tên của anh trai Phạm Hổ. Tuy nhiên về nội dung lại có sự khác biệt. Trong bài hát của Phạm Thế Mỹ, nỗi buồn được vẽ lên qua hình ảnh người lính trở về quê cũ, nhìn cảnh vật đâu đâu cũng tràn ngập kỷ niệm thuở nhỏ của hai người:

“Những ngày xưa thân ái

Anh gởi lại cho ai

Gió mùa xuân êm đưa

Rung hàng cây lưa thưa

Anh cùng tôi bước nhỏ

Áo quần nhăn giấc ngủ

Đi tìm chim sáo nở

Ôi bây giờ anh còn nhớ?”

Nhìn cảnh nhớ người khiến lòng người lính lại dậy sóng bởi những kỷ niệm xưa cũ. Hình ảnh ùa về khi cùng người bạn thời thơ ấu mặc những bộ quần áo nhăn, trốn ngủ đi tìm chim sáo nở. Khi ấy cả hai chúng ta hồn nhiên vui vẻ, đùa nghịch và cùng nhau trưởng thành. Nhưng giờ đây, khi còn mình tôi về lại quê hương thì anh đã mất. Những câu hát vấn vương, da diết đi sâu vào lòng người thể hiện sự đαυ đớn và tiếc nuối khôn nguôi của người ở lại. Còn nỗi đau nào hơn khi cảnh còn nhưng người mất.

“Trăng mùa thu lên cao

Khóm dừa xanh lao xao

Anh cùng tôi trốn ngủ

Ra ngồi hiên lá đổ

Trong bầy chim trắng hiền

Mơ một nàng tiên dịu hiền.”

“Đêm đêm nằm nghe ѕúng nổ giữa rừng khuya thác đổ,

Anh còn nhắc tên tôi?

Đêm đêm nhìn trăng sáng tỏ bên đồi hoa trắng nở,

Cuộc đời anh có vui?

Thời gian qua mau tìm anh nơi đâu

Tôi về qua xóm nhỏ con đò nay đã già

Nghe tin anh gục ngã

Dừng chân quán năm xưa

Uống nước dừa hay nước mắt quê hương”

Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc những cảm xúc đau thương ùa về. Nhớ những lúc giữa bom rơi, đạn lạc trong đêm rừng anh νẫn gọi tên tôi. Giữa lúc tính mạng ngàn cân treo trên sợi tóc ấy anh νẫn nhớ, νẫn gọi tên tôi. Tình cảm ấy thật thiêng liêng và đáng quý. Giờ đây, khi đêm đến, còn mình tôi với nỗi cô đơn, trong không gian rộng lớn với đồi hoa trắng thơ mộng tôi lại nhớ đến anh. Và rồi tôi tự hỏi:

“Cuộc đời anh có vui?”.

“Tôi về xóm nhỏ con đò nay đã già

Nghe tin anh gục ngã

Dừng chân quán năm xưa

Uống nước dừa hay nước mắt quê hương”

nhung-ngay-xua-than-ai-noi-buon-cho-nguoi-linh-noi-sa-truong-11

Câu hát “Uống nước dừa hay nước mắt quê hương” chứa đựng tất cả sự đau xót cho số phận của bạn mình. Để có được hòa bình, sự ấm êm cho quê nhà mà bao thế hệ người đã không ngại hy sinh hạnh phúc cũng như tính mạng của bản thân mà gìn giữ. Có biết bao người mẹ khóc tiễn con đi, bao lần vợ khóc chờ chồng, con khóc mong cha, và cả người lính cũ khóc cho bạn mình.

“Những đường xưa phố cũ thôi nỡ đành quên sao

Xin gọi lại tên anh giữa trời sao long lanh

Anh giờ yên giấc ngủ tôi nằm nghe ѕúng nổ

Như lời anh nhắc nhở tôi căm hờn dâng ngập lối”

Sự ra đi của người bạn, người anh em không làm cho người lính nản bước mà ngược lại chính sự mất mát đó đã trở thành động lực tiếp tục đấu. Tôi không chỉ chiến đấu một mình mà tôi còn thay anh tiếp tục chiến đấu, chiến đấu cho lý tưởng của chúng ta, chiến đấu cho những người thân yêu và chiến đấu vì đất nước.

“Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai

Anh còn gì cho tôi, tôi còn gì cho em

Chỉ còn tay ѕúng nhỏ giữa rừng sâu giết thù

Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho em”

nhung-ngay-xua-than-ai-noi-buon-cho-nguoi-linh-noi-sa-truong-7

Những kỷ niệm đẹp của chúng ta hãy cho tôi gửi vào tương lai, một tương lai khí đất nước sạch bóng quân thù. Còn giờ đây, tôi lại tiếp tục thực hiện sứ mệnh của mình là cầm chắc cây ѕúng trong tay để bảo vệ sự bình yên của tổ quốc. Ngày sau khi đất nước hòa bình, thống nhất trở lại sẽ không ai phải trải qua niềm mất mát đau thương như tôi. Ngủ yên anh bạn nhé, hãy tin tôi, tôi sẽ luôn mạnh mẽ và chiến đấu đến cùng.

Chiến tranh đã làm bao con người phải đánh đổi, đánh đổi hạnh phúc của bản thân, đánh đổi sự bao bọc yêu thương của gia đình, thậm chí đánh đổi cả tính mạng. Qua những ca từ của bài hát, chúng ta thấy được những thế hệ đi trước đã hy sinh như thế nào để có được một cuộc sống ấm êm như ngày nay. Vì vậy, khi bạn đang được sống trong một đất nước hòa bình, không có chiến tranh hãy luôn nhớ ơn những anh hùng đã ngã xuống, họ đã dùng máu và mạng sống của mình để tô đẹp cho đất nước.

Xem thêm: Ngược dòng thời gian trở về quá khứ khám phá cách làm đẹp của phụ nữ Việt

Đọc thêm

Tối ngày 28/4, Sơn Tùng M-TP đã chính thức trở lại với bài hát mới bằng tiếng Anh. Dưới đây là vietsub lời bài hát There's No One At All này.

Vietsub lời bài hát There's No One At All mới nhất của Sơn Tùng M-TP
0 Bình luận

Váy cưới là một bài hát vô cùng hot trên nền tảng mạng xã hội Tiktok. Dưới đây là lời bài hát Váy cưới remix Trung Tự, Huy Lee (Ta sẽ nắm taу và đi hết cuộc đời nàу em ơi).

Lời bài hát Váy cưới remix Trung Tự, Huy Lee
0 Bình luận

Mới đây, rapper Đen Vâu đã chính thức trở lại với sản phẩm âm nhạc mới, là một kết hợp với nhạc sĩ Trần Tiến. Dưới đây là lyric Đi Trong Mùa Hè.

Lyric Đi Trong Mùa Hè của Đen Vâu ft. nhạc sĩ Trần Tiến
0 Bình luận

Tin liên quan

"Đôi mắt em u sầu" của Đông Nhi là MV được dựa theo cốt truyện Mị Châu Trọng Thủy, chính thức được ra mắt vào tối 23/4.

Lyric Đôi mắt em đang u sầu của Đông Nhi
0 Bình luận

Nhiều người hâm mộ cho rằng, lời bài hát Still Life giống như lời tâm sự, sự hoài niệm về một thanh xuân rực rỡ.

Lyric Still Life của BIGBANG
0 Bình luận

Bài hát mang tên Hãy tỏa sáng (Let’s shine) của nhạc sĩ Huy Tuấn do ca sĩ Tùng Dương thể hiện đã được chọn là ca khúc chính thức của Đại hội Thể thao Đông Nam Á - SEA Games 31.

Lyric bài hát SEA Games 31 - Let's shine
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất