Người lính chán ghét chiến tranh từng 'bẻ tên cởi giáp', trở thành danh y lỗi lạc của Đại Việt là ai?

Ở buổi loạn lạc Trịnh - Nguyễn phân tranh, có một người con của đất Việt sớm nhận rõ bản chất phi nghĩa của chiến tranh nên đã quyết định "bẻ tên cởi giáp" trở về theo đuổi nghiệp y học cứu người. Sau này ông được nhân dân ca tụng là bậc thần y.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chuyện "bẻ tên cởi giáp" của bậc thần y

Lê Hữu Trác (tên hiệu Hải Thượng Lãn Ông, 12 tháng 11,1720 - 8 tháng 3,1791) có tên cúng cơm là Huân, biểu tự Cận Như, bút hiệu Quế Hiên, Thảo Am, Lãn Ông, biệt hiệu cậu Chiêu Bảy. Ông là người xóm Văn Xá, hương Liễu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Phần lớn cuộc đời ông sống và thành danh tại quê mẹ thuộc xứ Bầu Thượng (xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).

Sử chép, dòng tộc nhà ông có truyền thống khoa bảng, ông nội, bác, chú (Lê Hữu Kiều), anh và em họ đều là Tiến sĩ và làm quan to. Thân phụ của ông là Lê Hữu Mưu từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông, gia phong chức Ngự sử, tước Bá, khi mất được truy tặng hàm Thượng thư (năm Kỷ Mùi 1739). 

Năm 20 tuổi, Lê Hữu Trác rời kinh về quê nhà, vừa trông nom chuyện gia đình vừa chăm chỉ đèn sách mong nối nghiệp gia đình, lấy đường khoa cử để tiến thân. Nhưng xã hội bấy giờ rơi vào cảnh rối ren, các phong trào nông dân nổi lên.

hai-thuong-lan-ong-la-biet-hieu-cua-vi-than-y-nao-0

Chỉ sau 1 năm (1740), ông bắt đầu nghiên cứu binh thư và võ nghệ, gác chuyện đèn sách văn thơ. "Nghiên cứu trong vài năm cũng biết được đại khái, mới đeo gươm tòng quân để thí nghiệm sức học của mình" (tựa "Tâm lĩnh"). Ông đem gươm tòng quân và được tướng nhà Trịnh nhiều lần đề bạt khen thưởng. 

Tuy vậy, khi tận mắt chứng kiến chiến tranh gây ra đau thương chết chóc, ông chán nản nên đã nhiều lần từ chối đề bạt. Chẳng bao lâu sau, ông nhận ra xã hội thối nát, chiến tranh chỉ tàn phá và mang bao đau thương, làm ông chán nản muốn ra khỏi quân đội, nên đã nhiều lần từ chối sự đề bạt. 

Đến năm 1746, nhân khi người anh ở Hương Sơn mất, ông liền viện cớ về nuôi mẹ già, cháu nhỏ thay anh, để xin ra khỏi quân đội, thực sự "bẻ tên cởi giáp" theo đuổi chí hướng mới.

Trong thời gian này, ông vô tình mắc căn bệnh quái ác bị lây nhiễm trong quân ngũ mà không hề hay biết. Đến khi phát hiện ra thì bệnh tình đã trở nặng, chạy chữa khắp nơi mà bệnh chẳng dứt.

Mãi sau này, khi gặp lương y Trần Độc - người nổi tiếng cả vùng Hoan Châu (Nghệ An bây giờ) đồng thời là bậc lão nho, học rộng biết nhiều về y học nhiệt tình chữa trị nên đã khỏi bệnh. Không chỉ vậy, vị lương y tâm tốt này còn đem hết cái hiểu thấu về y học truyền cho Lê Hữu Trác và mối lương duyên với y học cũng xuất phát từ đấy.

40 năm "ở ẩn" nghiên cứu y học cứu người

Trong thời gian hơn 1 năm chữa bệnh, nhân khi rảnh rỗi Lê Hữu Trác thường xem "Phùng thị cẩm nang", hiểu được chỗ sâu xa của sách thuốc. Ông Trần Độc thấy lạ, bèn đem hết những hiểu biết về y học truyền cho ông. Vốn là người thông minh học rộng, ông nhanh chóng hiểu sâu ý lý, tìm thấy sự say mê ở sách y học, nhận ra nghề y không chỉ có lợi cho mình mà hữu ích với đời. Vì lẽ đó mà ông quyết chí học y.

Ở quê mẹ Hương Sơn, Lê Hữu Trác dựng một căn nhà ở cạnh rừng, đặt tên là "Hải Thượng Lãn ông". Hải Thượng là hai chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng quê cha và cũng là xứ Bầu Thượng quê mẹ. "Lãn ông" nghĩa là "ông lười", ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, của quyền thế, tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng mà mình yêu thích gắn bó.

hai-thuong-lan-ong-la-biet-hieu-cua-vi-than-y-nao-7

Hơn 40 năm ở ẩn, mặc dù tự nhận mình là "Lãn Ông" - ông già lười nhưng thật sự đó là những năm tháng lao động, làm việc cần cù nhất, tâm huyết nhất và cũng đầy sáng tạo nhất của Lê Hữu Trác. Cùng với chữa bệnh cứu người, ông đã miệt mài đọc sách, nghiên cứu về y thuật, y lý, tìm kiếm, khảo cứu, điều chế các loại dược liệu trong vùng, tổng hợp, sáng tạo ra nhiều bài thuốc dân gian, nhiều cách chữa bệnh đơn giản, hiệu quả.

Vào ngày 12 tháng Giêng năm Cảnh Hưng thứ 43 (1782), chúa Trịnh triệu ông về kinh chữa bệnh. Gắng xong bổn phận, ông cáo xin về quê ngoại để tiếp tục sự nghiệp cứu người; bổ sung bộ 'Y tông tâm lĩnh', viết thêm tác phẩm 'Thượng kinh ký sự'... Ông thanh thản ra đi đúng vào ngày Rằm tháng Giêng năm Tân Hợi - 1791. 

Tương truyền, trước khi lâm chung, ông dặn con cháu thả một cánh diều ông thường chơi và buộc ở góc nhà, diều rơi ở đâu thì táng ông ở đấy. Có lẽ vì vậy nên núi Minh Tự nơi có ngôi mộ ông ở xã Sơn Trung, Hương Sơn từ lâu nay  được nhân dân trong vùng gọi là núi Cánh Diều.

Cuộc đời và sự nghiệp của "Hải Thượng Lãn Ông" Lê Hữu Trách giống như một viên ngọc quý, càng mài càng sáng. Trước hết đó là một đại danh y với học vấn uyên thâm, am tường thiên văn, địa lý, hiểu sâu thời vận, không ngại gian khổ, cần cù, độc lập, sáng tạo nghiên cứu y học. Suốt cuộc đời làm thuốc, ông đã cất công sưu tầm, phát hiện, bổ sung 300 vị thuốc nam, thu thập tổng hợp 2.854 phương thuốc hay của các bậc tiền bối lưu truyền trong dân gian. Sau hơn 40 năm miệt mài nghiên cứu và tận tụy chữa bệnh cứu người, ông đã để lại cho nền y học Việt Nam một di sản quý giá, đặc biệt là bộ sách 'Y tông tâm lĩnh' được khắc in vào năm 1885, gồm 28 tập, 66 quyển. 

Những tác phẩm đồ sộ ấy đã đúc kết tinh hoa y học cổ truyền Phương Ðông và y học cổ truyền Việt Nam, thông qua những kinh nghiệm thực tiễn phong phú của bản thân, xây dựng thành hệ thống toàn bộ Lý, Pháp, Phương, Dược của nền y học nước nhà. Những trước tác mà đại danh y để lại chính là bộ giáo khoa kinh điển mẫu mực, góp phần đào tạo, bồi dưỡng về y đức, y đạo, y thuật cho các thầy thuốc đời sau.

hai-thuong-lan-ong-la-biet-hieu-cua-vi-than-y-nao-9

Chín điều 'Y huấn cách ngôn' chính là khuôn phép, nguyên tắc của người hành nghề y dược; tám chữ: Nhân ái, sáng suốt, đức độ, hiểu biết, rộng lượng, thành thực, khiêm tốn và cần cù mãi là kim chỉ nam về y đức cho những người thầy thuốc chân chính. Cùng với thời gian, những lời di huấn đó ngày càng tỏa sáng trong tâm hồn các thế hệ thầy thuốc: 'Ðạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi kể công'.

Cuộc đời 70 mùa xuân của Hải Thượng Lãn Ông, với 44 năm sống, làm thuốc, chữa bệnh cứu người trên quê mẹ Hương Sơn, Hà Tĩnh, với tài cao, đức rộng, cốt cách thanh tao, Lê Hữu Trác đã trở thành một danh nhân văn hóa, một thiên tài kiệt xuất của nền y học cổ truyền Việt Nam...

Xem thêm: Truyền thuyết thần tướng hiển linh cho danh tướng mượn thuyền đánh giặc

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Danh tướng Đinh Liệt là 1 trong những khai quốc công thần sống lâu nhất sau khi nhà Hậu Lê thành lập. Không chỉ là một danh tướng cầm quân giỏi, ông còn là một danh thần có công lớn trong công cuộc xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị, đặc biệt dưới triều vua Lê Thánh Tông.

Đinh Liệt - danh tướng khai quốc duy nhất được vua Lê tặng 8 chữ vàng “tứ đại kỳ công, vĩnh thùy bất hủ'
0 Bình luận

Lê Tần là danh tướng có công đầu trong việc giúp vua Trần giữ ngai vàng, chống giặc ngoại xâm. Cứ nhắc đến Lê Tần là quân Mông Cổ run bần bật.

Danh tướng Lê Tần - khắc tinh của quân Mông Cổ
0 Bình luận

Cho đến nay, hậu duệ Lý Long Tường vẫn luôn tự hào về "Hoa Sơn tướng quân" phá tan kế "con ngựa thành Troy" của giặc Mông khi xâm lược bờ cõi Cao Ly (Hàn Quốc ngày nay).

Hoàng tử Lý Long Tường: Từ cuộc vượt biển tị nạn đến danh tướng giúp Hàn Quốc phá kế 'con ngựa thành Troy'
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

Đăng Dương
Đăng Dương 7 ngày trước
“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 10/05
Quân đội Nhân dân Việt Nam hào hùng tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

68 quân nhân đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, diễn ra trên Quảng trường Đỏ Matxcơva (Nga).

Thanh Tú
Thanh Tú 09/05
Vinmec ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi

Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi N.L.T 8 tháng tuổi, chỉ nặng 6.5kg từ nguồn tạng hiến của bệnh nhân chết não.

Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 09/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất