Cách đối nhân xử thế của Lão Tử: Giàu nhờ biết đủ, vật cực tất phản, cẩn thận đầu cuối
Cách đối nhân xử thế của Lão Tử được gọi gọn trong 12 chữ “Giàu nhờ biết đủ, vật cực tất phản, cẩn thận đầu cuối”, thấu hiểu được sẽ giúp bạn thoát khỏi những điều phiền não, bình yên tự đắc.

Cách đối nhân xử thế của Lão Tử: Giàu nhờ biết đủ
Hiện tại, tuyệt đại đa số những người gặp thống khổ và phiền não đều bắt nguồn từ chính lòng tham bên trong. Càng truy cầu vật chất, sẽ càng gia tăng thêm áp lực cho mình. Loại áp lực này chính là tự mình chuốc lấy.
Sở dĩ con người đau khổ không phải vì họ có quá ít, mà là do họ có quá nhiều. Nội tâm ẩn chức dục vọng quá nhiều, mà thực tế đâu phải cứ muốn là có được, mâu thuẫn nảy sinh ra rất nhiều phiền não và thống khổ.

Cổ nhân khuyên rằng: “Cơm không nên ăn quá no bụng”. Bởi ăn quá no không chỉ không đạt được mục đích mà mình muốn, ngược lại còn tự tổn thương đến sức khỏe và mang đến phiền não.
Từ ngàn năm trước Lão Tử đã nói: “Giàu nhờ biết đủ”. Đại ý, sống phải có chừng mực, bởi lòng tham vô tận cuối cùng sẽ dẫn con đường đến vực thẳm không đáy. Đừng cố sức theo đuổi những thức không thuộc về mình, gạt bỏ những ham muốn không phù hợp trong lòng, bản thân ắt sẽ thư thái hơn rất nhiều.
Cách đối nhân xử thế của Lão Tử: Vật cực tất phản
Trên thế gian này, vạn vật đa chiều, không có vật gì chỉ phát triển theo một chiều. Nó sẽ không ngừng biến hóa, không ngừng phát triển.
Trong cách đối nhân xử thế của Lão Tử có dạy: “Vật cực tất phản”, nghĩa là một sự việc phát triển đến một trình độ nhất định sẽ thay đổi xu hướng. Nó có thể từ tốt thành xấu, hoặc từ xấu thành tốt. Họa phúc đan xen lẫn nhau, mầm họa từ phúc lớn mà ra, phúc lại nảy mầm trong họa.

Khổ tận cam lai là quy luật của tự nhiên, dù ta có muốn cũng khó lòng cải biến. Bởi vậy, làm người khôn ngoan khi đối mặt với cuộc sống phải suy xét cho kỹ, đừng bao giờ quá phận cưỡng cầu. Đang lúc đắc ý, ta phải nhớ đến cái họa trước mắt. Đang lúc thất bại, ta phải biết răng hôm nay tệ nhất tức là ngày mai sẽ khá lên. Lùi một bước là trời cao biển rộng, làm người nên tự chừa “đường lui” cho mình!
Cách đối nhân xử thế của Lão Tử: Cẩn thận đầu cuối
Bắt đầu và kết thúc đều quan trọng như nhau. Ở đời, có rất nhiều người thất bị khi sắp thành công vì không duy trì được đam mê và thái độ nghiêm cẩn như khi mới bắt đầu. Không bao giờ được quên sự cẩn thận lúc đầu, duy trì tâm thái ấy bạn mới có thể hoàn thiện công việc, đạt được thành tựu mới lớn hơn.

Ngày nay, có rất nhiều người lập nghiệp, ban đầu thì thành công vang dội, nhưng chỉ thời gian sau lại thất bại lụi tàn. Bởi khi mới bắt đầu họ có có ước mơ thôi thúc, có đam mê cháy bỏng, có thái độ với công việc rất đúng mực. Nhưng đến khi sự nghiệp phát triển và đạt được một số thành tựu, họ sẽ đắc chí rồi tự mãn.
Khi ta cảm thấy mình đang ở rất gần với thành công, lúc này chính là lúc ta cần phải cẩn trọng và kiên định nhất. Có vậy, ta mới có thể thật sự đứng trên đỉnh thành công. Giống như khi kéo co vậy, không cố gắng đến phút cuối thì không bao giờ biết được người thắng kẻ thua.
Đọc thêm
“Vì sao về già răng rụng hết mà lưỡi vẫn còn?”, câu trả lời của Lão Tử khiến hậu thế ngàn năm sau vẫn còn trăn trở. Vậy câu trả lời đó là gì?
Sinh thời, Lão Tử có rất nhiều câu nói khiến người đời và hậu thế phải thán phục. Những câu nói của ông đến ngày nay vẫn là bài học quý báu và đáng suy ngẫm.
“Thượng thiện nhược thủy” – Lão Tử nói nước là thiện nhất, các bậc trí giả từ xưa đến nay đều tựa như nước, nhu hòa khóe léo, bao dung vạn vật.
Tin liên quan
Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn. Ông được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo những triết lý sâu sắc mà ông để lại khiến người đời và hậu thế phải nghiêng mình khâm phục.
Là một ẩn sĩ đại tài, thánh nhân ảnh hưởng lớn tới văn hóa Trung Hoa, Lão Tử dạy rằng, người có trí tuệ sáng suốt cần phải có 3 thứ đại trí huệ, đó là thủ ngu, thủ tĩnh và thủ nhu.
Lão Tử là bậc tu đạo hơn 3.000 năm trước, ông để lại nhiều câu khiến người đời và hậu thế phải nghiêng mình khâm phục.