Cổ nhân dạy: Nuôi con mà không dạy là lỗi của cha mẹ

Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái. Vậy nên, nuôi con mà không dạy đó chính là lỗi của cha mẹ. 

Đỗ Thu Nga
12:15 15/05/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Là cha mẹ, thành tựu lớn nhất là nơi dạy được những đứa trẻ hòa nhập vào thế giới. Giữa cha mẹ và con cái luôn có sợi dây gắn kết vô hình. Ngay từ lúc mới chào đời, giai đoạn từ 0 - 3 tuổi là lúc trẻ hình thành nhân cách. Nếu cha mẹ không uốn nắn con để trẻ trở thành con người không tốt, ấy là lỗi của cha mẹ.

Hãy cùng đọc lại câu chuyện Gia Cát Lượng dạy con cần kiệm dưỡng đức dưới đây để thấy người xưa coi trọng việc uốn nắn, dạy dỗ những "búp măng non" như thế nào nhé:

Viết những lời giáo huấn cho con cái là một hình thức giáo dục đạo đức phổ biến ở các gia đình Trung Quốc cổ đại.

Có rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng phục vụ mục đích này, gọi chung là “Giới tử thư” (Thư dạy con), tác giả là những nhân vật lịch sử nổi tiếng của Trung Hoa. Trong đó, bức thư nổi tiếng nhất là của Gia Cát Lượng (181-234), chiến lược gia lừng danh thời Tam Quốc, gửi con trai 8 tuổi Gia Cát Thiêm.

Thừa tướng Tây Thục Gia Cát Lượng một đời trung thành phụ tá hai đời đế vương Lưu Bị và Lưu Thiện, cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi. Gia Cát Lượng mãi đến lúc tuổi già mới sinh con, đặt tên là Thiêm, tự Tư Viễn, hy vọng con trai của mình ‘chí tồn cao viễn’. Gia Cát Lượng vô cùng yêu quý cậu con trai nhỏ này, nhưng cũng rất lo lắng cho tương lai sau này cậu.

Trong thư viết cho người anh trai Gia Cát Cẩn, Gia Cát Lượng nói: “Gia Cát Thiêm năm nay đã 8 tuổi, rất thông minh đáng yêu, nhưng để lại lo lắng rằng việc trưởng thành quá sớm sẽ ảnh hưởng đến tương lai sau này của Gia Cát Thiêm!”. Lá thư trên cho thấy, Gia Cát Lượng rất coi trọng việc giáo dục con cái từ khi còn nhỏ.

Gia Cát Lượng mặc dù là một tướng chức vị cao, nhưng cả đời lại rất giản dị, ông từng dâng thượng biểu cho hậu chủ Lưu Thiền nói rằng: “Ở thành đô thần có 3.000 gốc cây dâu, 15 khoảnh đất cằn, ngoài ra không có tích cóp gì hết, bấy nhiêu đây là đủ để cho gia đình sử dụng rồi. Thần sau khi chết, trong nhà ngoài nhà chắc chắn sẽ không dư thừa bất cứ một tài sản nào, không cô phụ ân trọng của bệ hạ đối với thần”.

Đến khi ông mất quả đúng như lời nói này. Di ngôn của Gia Cát Lượng mệnh lệnh thuộc hạ chôn cất mình ở núi Định Quân tại Hán Trung, xây mộ dựa theo thế núi, mộ huyệt chỉ vừa đủ quan tài, mặc trang phục bình thường, không chôn cất theo bất cứ vật gì.

co-nhan-day-nuoi-con-ma-khong-day-la-loi-cua-cha-me-5

Gia Cát Lượng tự mình thực hiện chuẩn tắc làm người “kiểm dĩ dưỡng đức”, hy vọng hậu thế có chí lớn, chăm chỉ và sống giản dị.

Năm ông 54 tuổi, ông viết cho con trai lên 8 của mình bài “Giới tử thư” tổng kết kinh nghiệm cả đời của Gia Cát Lượng. Trong thư ông yêu cầu con cái của mình: “Người quân tử lấy tĩnh để tu thân, kiệm để dưỡng Đức, không đạm bạc thì không sáng chí, không tĩnh lặng thì trí không cao. Trượng phu cần tu tâm tĩnh lặng, cũng cần tu học,

không học thì không thể có tài năng quảng đại, không có chí thì việc học không thể có thành tựu”.

Gia Cát Lượng nhắc nhở con cái muốn đạt tới tĩnh cần không ngừng tu thân và tự kiểm điểm bản thân. Muốn làm được Kiệm cần phải bồi dưỡng tài năng đức hạnh và tiết tháo cao thượng. Tâm mà không trong sáng có nhiều dục vọng thì không thể có chí hướng rõ ràng, không an định tĩnh lặng thì không thể thực hiện được lý tưởng cao xa. Để biến lý tưởng thành hiện thực cần phải không ngừng học tập tri thức, không có ý chí kiên định thì không thể nào thành công được.

Ông còn đặc biệt nhắn nhủ con rằng: “Tuổi tác trôi qua, ý chí tiêu mòn theo năm tháng, thì cuối cùng sẽ như cây khô lá úa mà thôi, không có ích gì cho xã hội. Đến lúc đó ngồi trong góc nhà đau buồn than thở thì có ích gì đâu?”.

Xem thêm: Nếu cuộc đời không còn thành tính - Câu chuyện nhỏ hàm chứa đạo lý lớn lao

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận