Cổ nhân dạy: "Một đời mẹ không tốt, mười đời con không tốt"

Có những người mẹ xưa dạy con bằng cách khuyên răn, làm cho con cảm động nhưng cũng có người mẹ nghiêm khắc uốn ắn con từ từng lời nói...

Đỗ Thu Nga
16:00 26/05/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngô Hạ - học giải nổi tiếng nhà Tống có mẹ là Tạ Thị. Bà có phương pháp giáo dục con vô cùng nghiêm khắc. Trong rất nhiều câu chuyện về cách dạy con của Tạ Thị, có một chuyện được hậu nhân vô cùng tâm đắc:

Một ngày nọ, mẹ của Ngô Hạ tình cờ nghe được Ngô Hạ nói chuyện với một vị khách đến chơi nhà về những thiếu sót khuyết điểm của những người khác không có mặt tại đó. Bà đã trở nên nóng giận và sau khi người khách rời đi, Ngô Hạ bị đánh 100 roi. 

Một người họ hàng đã cố trấn tĩnh bà và nói: “Nói về những điểm mạnh hay những thiếu sót khuyết điểm của người khác là điều bình thường của những người đọc sách. Có gì sai đâu? Sao bà lại đánh con đến như vậy?”

Mẹ của Ngô Hạ thở dài và nói: “Tôi nghe nói rằng nếu cha mẹ thực sự yêu con gái của họ, họ phải cố gả con gái mình cho một học giả mà rất thận trọng về những điều mà anh ta nói ra. Tôi chỉ có một mình nó là con trai. Tôi đang cố gắng làm cho nó hiểu về đạo nghĩa và những luân lý đạo đức làm người. Nếu nó không thận trọng về những điều được nói ra, tức là nó đang quên mẹ của nó. Nó hiện giờ như vậy thì nói gì đến đạo xử thế lâu dài được đây?” 

Mẹ của Ngô Hạ sau đó đã khóc và không ăn uống gì.

co-nhan-day-mot-doi-me-khong-tot-muoi-doi-con-khong-tot

Vì sao, mẹ của Ngô Hạ lại có cách phản ứng mạnh như vậy? Trong cách đối nhân xử thế của người xưa luôn nhấn mạnh: Một người phải thận trọng về những lời mình nói ra. Trong giới tu hành cũng nhấn mạnh về việc tu khẩu. Một lời bình luận cũng có thể làm tổn thương những người khác. Lời nói đó không khác gì con dao sắc nhọn.

Lời nói phát ra thì không thể lấy lại được. Chúng có thể tạo nghiệp hoặc ra tạo sự thù hận. Nó mang đến sự tổn thương cho người nghe và tai họa cho người nói.

Nho gia từng giảng rằng, người quân tử thận trọng lời nói, lời nói phải có thành tín, không nói lời ngông cuồng, thị phi. Người có đức và có đạo sẽ tu khẩu và thường không tập trung vào hay nói về những khiếm khuyết, những thiếu sót của người khác sau lưng họ. Người như vậy sẽ cho người khác cơ hội để sửa lại chính họ trong một phong thái cao thượng, rộng mở hơn. 

Khi xảy ra vấn đề gì, họ cũng trước tiên hướng vào bản thân mình, tìm thiếu sót của mình. Từ đó tu sửa, bù đắp những thiếu sót ấy để bản thân hoàn thiên hơn, có đạo đức cao đẹp hơn. Dạy con lời ăn tiếng nói là điều mà các bậc cha mẹ xưa rất chú trọng. 

Sự dạy dỗ và kỷ luật nghiêm khắc của mẹ, Ngô Hạ đã thực hiện được việc thận trọng trong lời ăn tiếng nói và từ đó anh luôn giữ mình theo tiêu chuẩn khắt khe. Đồng thời ông cũng tập trung tu dưỡng đạo đức và những luân thường đạo đức làm người. Cuối cùng, ông đã trở thành một học giả nổi tiếng trong thời đại của ông và trong lịch sử Trung Hoa.

Xem thêm: Vì sao người xưa dạy con tích đức, người thời nay lại dạy con tiêu tiền?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận