5 thói quen người thông thái không bao giờ phạm phải, kẻ dốt liên tục mắc sai lầm

Rất khó có thể đánh giá chính xác trí khôn của con người, tuy nhiên có những thói quen sai lầm mà những người thông thái không bao giờ phạm phải.

Chi Nguyễn
07:00 12/05/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tư duy và thói quen có tác động lớn tới sự thành công hay thất bại của một người. Có những điều những người thông minh sẽ không bao giờ làm, nhưng người kém cỏi lại liên tục mắc sai lầm. Dưới đây là 5 thói quen người thông thái không bao giờ phạm phải, trong khi đó kẻ dốt lại có đủ.

Đổ lỗi cho người khác

Người dốt không bao giờ dám nhận trách nhiệm cho những sai lầm của mình, thay vào đó họ luôn tìm cách đổ lỗi sang cho người khác. Đây không phải là cách tốt để đối nhân xử thế, chưa kể còn thể hiện cho người khác thấy sự ngu dốt của mình.

5-thoi-quen-sai-lam-nguoi-thong-thai-khong-bao-gio-pham-phai
Người dốt không bao giờ dám nhận trách nhiệm, chỉ biết đổ lỗi cho người khác

Đừng bao giờ đổ lỗi, hãy nhận trách nhiệm trước sai lầm của mình. Dù đó chỉ là lỗi rất nhỏ hay nghiêm trọng, khi sai sót xảy ra, hãy nhận lỗi của mình. 

Người tài giỏi luôn biết rằng, mỗi sai lầm, thất bại đều là cơ hội để làm lại tốt hơn.

Tự cho rằng mình đúng

Người thông minh có khả năng thấu hiểu, nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ khác nhau. Vì thế, họ có thể đồng cảm và biết đặt mình vào vị trí của người khác, cư xử nhã nhặn và hợp tình hợp lý. Người tài luôn cởi mở trước những luồng thông tin mới, góc nhìn mới trước khi phán xét chủ quan.

Trong khi đó, người dốt luôn tự cho mình là đúng, không bao giờ chịu nhìn từ góc độ của người khác. Họ chỉ muốn chiến thắng, bất chấp tranh luận dù không biết ý kiến của mình hợp lý hay không.

5-thoi-quen-sai-lam-nguoi-thong-thai-khong-bao-gio-pham-phai
Hiệu ứng Dunning-Kruger hay còn gọi là "thùng rỗng kêu to"

Điều này được gọi là hiệu ứng Dunning-Krunger, một dạng thiên kiến nhận thức (cognitive bias) nơi một người đánh giá khả năng nhận thức của họ cao hơn thực tế. Sự thiên vị nhận thức này chịu ảnh hưởng từ ảo tưởng tự tôn (illusory superiority), khiến một người không thể nhận ra thiếu sót của bản thân, không thể tự nhận thức về siêu nhận thức, không đánh giá khách quan năng lực của bản thân mình.

Theo mô tả của hai nhà tâm lý học xã hội David Dunning và Justin Kruger, đây là kết quả ảo tưởng trong tâm trí của những người có khả năng thấp, đánh giá quá cao bản thân và đánh giá thấp người khác. Giáo sư Dunning từng nói: "Muốn một người năng lực kém nhận ra sự kém cỏi của họ, đòi hỏi họ phải có kiến thức chuyên môn về thứ họ thiếu".

Dễ hung hăng và tức giận khi mâu thuẫn

Ta không thể tránh khỏi việc cảm thấy tức giận, nóng nảy khi mâu thuẫn với người khác. Tuy nhiên, sự biểu hiện ra ngoài giữa người thông minh và người kém cỏi luôn có sự khác biệt.

5-thoi-quen-sai-lam-nguoi-thong-thai-khong-bao-gio-pham-phai
Người kém dễ hung hăng và tức giận khi mâu thuẫn hay cảm thấy thua cuộc

Với những người kém thông minh, khi họ cảm thấy không kiểm soát được tình huống theo ý mình, họ sẽ dùng sự hung hăng, giận dữ để bảo vệ vị thế của mình.

Một nghiên cứu của ĐH Michigan trên 600 người cùng cha mẹ, con cái của họ đã phát hiện mối tương quan giữa hành vi nóng giận và chỉ số IQ thấp. Theo đó, có giả thuyết rằng chỉ số IQ thấp sẽ dẫn tới việc con người học cách phản ứng hung hăng từ giai đoạn sớm, và hành vi đó tiếp tục cản trở khiến sự phát triển trí thông minh bị hạn chế".

Không quan tâm tới nhu cầu, cảm xúc của người khác

Người giỏi thường biết cảm thông với người khác, thấu cảm và tôn trọng quan điểm của đối phương. Người thông minh thường có xu hướng cho đi mà không cần nhận lại, họ đánh giá nhu cầu của người khác cao hơn bản thân và mong muốn giúp đỡ người khác.

Trong khi đó, những người kém thông minh thường không biết "đọc vị" người khác. Họ dễ phán xét đối phương qua vẻ ngày, ít khi sẵn lòng giúp đỡ mà không đòi hỏi nhận lại thứ gì đó.

Bản chất của con người có tính vị kỷ, đó là điều rất bình thường. Tuy nhiên, ta cần biết cân bằng giữa nhu cầu của bản thân và cảm nhận của người khác.

Cho rằng mình giỏi hơn người

Có câu truyện ngụ ngôn là "Ếch ngồi đáy giếng", ngầm phê phán những người có vốn hiểu biết hạn hẹp nhưng lại thường ra vẻ ta đây tài giỏi, tự cao và khoác lác.. Chính những người kém cỏi lại thường là kẻ dễ coi thường, phỉ báng người khác để nâng mình lên. Những người tin rằng mình giỏi hơn tất thảy thường kiêu căng, tìm cách bắt lỗi người khác và rất hả hê trước sai lầm của mọi người.

Thực ra, định kiến không phải là dấu hiệu cảu sự thông thái. Người giỏi sẽ luôn tìm cách giúp đỡ người khác, không ngần ngại sẻ chia kiến thức để mọi người cùng tốt lên. Họ có sự tự tin vào khả năng của bản thân, trí tuệ tinh tường đủ để đánh giá chính xác chính mình mà không cần "dìm hàng" người khác.

Một số nhà khoa học tin rằng, khả năng phối hợp, cộng tác giữ người với người là phương tiện cần thiết cho sự phát triển của nhân loại. Điều này có thể hiểu rằng, dấu hiệu của sự thông minh chính là khả năng hợp tác, phối hợp với người khác.

Chia sẻ gây bão của CEO Shopify Tobias Lutke: Không nhất thiết phải làm việc quần quật 80 tiếng/tuần mới thành công

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận