5 điều ngăn cản một người phát huy toàn bộ năng lực tiềm ẩn của bản thân

Không ai sinh ra là hoàn hảo, cũng không có ai hoàn toàn vô dụng. Mỗi người đều tiềm ẩn ít nhiều khả năng khác biệt, và đây là 5 điều ngăn cản một người phát huy toàn bộ năng lực tiềm ẩn của bản thân.

Chi Nguyễn
09:58 01/04/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong cuộc sống, không ai sinh ra đã hoàn hảo, cũng không có ai hoàn toàn vô dụng. Thực ra, mỗi người chúng ta đều tiềm ẩn ít nhiều khả năng khác biệt, hoàn toàn có thể sử dụng để thăng tiến sự nghiệp. Dù vậy, không phải ai cũng hiểu hết chính mình, và đây là 5 điều ngăn cản một người phát huy toàn bộ năng lực tiềm ẩn của bản thân.

5-dieu-ngan-can-mot-nguoi5-dieu-ngan-can-mot-nguoi-phat-huy-nang-luc-tiem-an-cua-ban-than
Thực ra, mỗi người chúng ta đều tiềm ẩn ít nhiều khả năng khác biệt, có thể sử dụng để thăng tiến sự nghiệp.

Suy nghĩ tiêu cực

Có những người luôn tỏ ra tích cực, và ngược lại có những người đầu óc lúc nào cũng nghĩ đến chuyện xấu nhất. Nếu không may gặp phải vấn đề nan giải, khó nhằn thì trong đầu họ sẽ hiện lên suy nghĩ như: Không thể, không làm được đâu, vô ích thôi, đừng nghĩ nữa,... Những suy nghĩ tiêu cực này sẽ ngăn cản trí óc ta suy nghĩ, vận động, chỉ biết chờ đợi mọi chuyện qua đi. Nếu không biết động não, tự nghĩ cách giải quyết thì chẳng biết làm gì.

Khi không đủ tự tin vào năng lực của bản thân, ta sẽ chẳng thể bung hết sức lực để làm việc. Lời khuyên dành cho bạn chính là hãy thả lỏng, để tâm trí an yên, thư giản, có thể vào chính khoảnh khắc ấy, trí huệ và năng lực của ta sẽ đạt đến một mức độ nào đó mà không thể ngờ được.

Trốn tránh trách nhiệm

Thực ra, việc có thói quen trốn tránh trách nhiệm một phần là do môi trường giáo dục từ nhỏ, một người thường bị chỉ trích, đổ lỗi do đó hình thành cơ chế bảo vệ bản thân "bất chấp". Chính vì thế, nếu không may bị chỉ trích, lên tiếng thì họ lập tức có phản ứng là: Không phải lỗi tại tôi, tôi không thấy, là do chuyện này chứ không phải do tôi,...

5-dieu-ngan-can-mot-nguoi-phat-huy-nang-luc-tiem-an-cua-ban-than
Có một số người, nếu thấy có gánh nặng trách nhiệm trước mắt thì lập tức đùn đẩy, chối bỏ hoặc đổ thừa cho người khác.

Có một số người, nếu thấy có gánh nặng trách nhiệm trước mắt thì lập tức đùn đẩy, chối bỏ hoặc đổ thừa cho người khác. Họ cho rằng, làm như thế có thể phủi tay khỏi mọi việc, chẳng hề liên quan đến mình nữa thì mình không gặp nguy hiểm. Nhưng họ không hiểu rằng, phải là người kiên cường, mạnh mẽ mới có thể đứng ra thừa nhận lỗi lầm. Những lần vấp ngã, thất bại, bị chê cười, chỉ trích chính là cơ hội để ta phát triển ý chí, rèn luyện bản thân, nâng cao sức chịu đựng và dần được người khác tín nhiệm, cảm phục.

Giới hạn nhiệm vụ, trách nhiệm

Trong công việc, chắc chắn không ít lần chúng ta từ chối công việc được sếp giao, nói rằng "chuyện này không thuộc chuyên môn của tôi" hoặc "chuyện kia tôi không làm được". Họ cho rằng mình đang tránh rắc rối, không gặp phiền phức, cũng chẳng tự ôm thêm việc vào người, chẳng khôn ngoan chút nào.

Thông thường, trong môi trường công sở chúng ta không được khuyến khích làm vượt cấp, hoặc làm việc gì đó mà không báo cáo với cấp trên. Thế nhưng, chẳng hạn đó là công việc mà ta cảm thấy mình làm được, thì đừng ngại ngần nhận về làm. Đó là cơ hội để ta tự chứng minh năng lực bản thân, là cơ hội để thăng tiến sự nghiệp.

Cái tôi quá cao

5-dieu-ngan-can-mot-nguoi-phat-huy-nang-luc-tiem-an-cua-ban-than
Tự tin là điều tốt, giúp ta dễ dàng chứng tỏ khả năng bản thân mình, tuy nhiên đừng để nhầm lẫn nó với tự cao, tự mãn.

Tự tin là điều tốt, giúp ta dễ dàng chứng tỏ khả năng bản thân mình, tuy nhiên đừng để nhầm lẫn nó với tự cao, tự mãn. Những người có cái tôi quá cao hay coi thường người khác, không lắng nghe, không để ý tới ý kiến của ai khác. Họ luôn cho rằng mình là đúng, tự đắc hơn người, lâu dần sẽ chẳng còn ai buồn khuyên bảo, giúp đỡ nữa. Khi chẳng còn người giúp, chỉ ra những cái sai mà ta chẳng thể tự thấy được, họ sẽ đành chậm chạp trưởng thành, phát triển.

Phàn nàn, oán hận

Những người tự coi mình là nạn nhân, luôn đổ lỗi và cho rằng mọi sai lầm là do người khác sẽ chẳng thể thăng tiến xa được. Họ chỉ biết phàn nàn, oán hận, than thân trách phận rằng vì mình quá khổ nên mới ra nông nỗi, mà không biết rằng mọi chuyện đều là do họ tự quyết định, chứ không phải do ai khác.

Những người sợ mắc sai lầm sẽ chẳng dám làm gì, khi xảy ra chuyện gì thì đầu tiên cũng là tìm cớ để đổ lỗi, đóng vai nạn nhân chứ không phải là đi tìm giải pháp. Trên đời có câu rằng: "Người chẳng dám bước đi thì khác nào người tàn tật không chân", người như vậy sẽ tự đánh mất ý chí kiên cường, năng lực đối đầu với khó khăn.

Tỷ phú Nhật Bản Inamori Kazuo: 4 thứ người nghèo rất hay lãng phí

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận