Vết dằm trong tim – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Cuộc trò chuyện giữa bà nội và bà ngoại hôm đó đã trở thành vết dằm trong tim mình, để mỗi khi nhớ lại mình đều thương ngoại đến thắt ruột, không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mẹ lấy bố năm bà 20 tuổi, cái tuổi vô lo vô nghĩ. Mẹ thuộc kiểu gái ngoan, sống nội tâm, là kiểu phụ nữ của gia đình. Sau khi lấy về, bố nói gì mẹ đều nghe răm rắp.

Bố mẹ đi làm ăn xa nên mẹ không phải chịu cảnh làm dâu. Bố là người con có hiếu, dưới bố lại còn 8 người em đang tuổi ăn tuổi lớn. Những năm 80 còn chế độ tem phiếu, cứ có tem phiếu gạo, thịt, vải, đường là bố lại gom góp đem về cho bà nội nuôi các em.

Ngoài công việc buôn bán, bố mẹ còn chăn nuôi thêm heo và trồng thêm khoai sắn. Được cái bố mẹ mát tay nên heo lớn nhanh vù vù, khoai sắn thì cho sản lượng cao hơn người khác. Dăm ba tháng heo lớn là bố lại đem bán, đem tiền về cho bà nội. Gom góp được đồng nào, bố lại đem về lo đám cưới cho các em, xây nhà cho ông bà. Bao nhiêu công sức làm lụng bố đều đem về cho bà cả, thế mà mẹ cũng chả nói câu nào, mà còn vui vẻ vì đã giúp bà nuôi các em. Thế là bao nhiêu tiếng thơm thảo bà dành hết cho mẹ. Đi đâu cũng khen bố mẹ hết lời.

Sau này, toàn bộ gia đình nhà nội di cư vào nam. Lúc này các cô chú cũng đã trưởng thành, ai cũng có công ăn việc làm ổn định. Ông bà ở chung với bố mẹ. Nhưng bố mẹ và ông bà phân chia riêng về kinh tế. Bà buôn bán, cho vay tiền góp để kiếm sống. Còn bố mẹ vẫn tiếp tục lăn lộn buôn bán nhỏ để mưu sinh và các con thơ đang tuổi ăn tuổi học.

Khi ấy, mọi người sống chung, cùng chung khu đất, nhưng không chung nhà, không chung mâm cơm. Mẹ kiệm lời, kém giao tiếp, chỉ biết cặm cụi buôn bán và lo liệu chuyện nhà cửa. Bà hoạt bát lại ưa ngọt. Người nào nói ngọt với bà vài câu là bà có thể nhận làm con nuôi ngay. Có lúc bà còn nói bóng gió người ngoài còn tốt gấp vạn lần con trai, con dâu của bà. Trong khi đó chính “người ngoài tốt” đó lại là người vay tiền của bà xong không trả.

Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu là mâu thuẫn muôn đời nay rồi. Cũng không có gì mới lạ để mà kể ra cả. Nhưng điều đáng nói nhất ở đây là bố mình – một người con nổi tiếng có hiếu. Mình không nhớ rõ nội dung câu chuyện là gì, nhưng sau khi nghe bà thuật lại, mẹ nhỏ giọng đính chính vài câu thì bố liền tát mẹ một cái thật mạnh đến mức chảy cả máu mắt. Và cũng từ lần đó, mấy chị em mình không nhìn mặt gia đình nội nữa, dù có đi ngang qua chị em mình cũng không chào tiếng nào. Các dịp lễ Tết, tụ tập chị em mình cũng không vào. Suốt 3 năm như vậy, một hôm chú mình gọi chị em mình lại hỏi sao tránh mặt cô chú và không vào nhà nội chơi. Rồi chú lớn tiếng mắng và bắt chị em mình từ nay phải đàng hoàng. Chào thì chào thôi chứ tình cảm thì không thể cứ ép buộc là có được.

vet-dam-trong-tim-cau-chuyen-dang-suy-ngam

Rồi một lần, sau 10 năm trời mẹ theo bố vào nam, bà ngoại mới vào chơi thăm con, thăm cháu. Mười năm với biết bao nhiêu thương nhớ. Ngày đón bà ngoại ở ga tàu, bà với mẹ ôm nhau khóc nức nở. Bà cứ suýt xoa: “Sao gầy vậy con ơi? Sao nhìn toàn răng là răng thế này?”.

Bà ngoại biết mẹ sống chung với nhà nội nên rất ý tứ, chào hỏi gia đình thông gia xong thì cố nép mình vào góc khuất để hạn chế đụng chạm với nội. Bà làm vậy là để tránh phiền phức cho nội và cũng là để giữ gìn cho mẹ.

Một hôm, mẹ đi làm như mọi ngày. Bà ngoại ở nhà một mình buồn chán nên vào nhà trò chuyện với bà nội. Khi ấy, mình ngồi bên cạnh. Bà nội vốn cao ráo, thon gọn, lại có nét nên khi trau chuốt kỹ càng nhìn khá sang. Bà ngoại lại khép nép, ăn nói nhỏ nhẹ, ăn mặc nhà quê. Nói được vài ba câu xã giao, bà nội bắt đầu kể tội mẹ thế này, mẹ thế kia. Bà ngoại lúc ấy chỉ biết ngồi khúm núm, cúi mặt như kẻ tội đồ. Bà nội nói câu nào bà ngoại cũng “dạ”, “vâng”, “cháu nó còn ngu dại, lại xa nhà sớm nên có gì mong bà thông gia thương tình mà dạy bảo cháu nó dùm em”.

Được đà, bà nội ngồi kể tội mẹ cả hai tiếng đồng hồ. Khung cảnh này, câu chuyện này, mỗi khi nhớ lại mình lại thấy như một phân cảnh trong tuồng cải lương “Lá sầu riêng”. Khi coi cảnh đó, không ai cầm được nước mắt cả. Bà mẹ vợ sau khi ra khỏi nhà bà mẹ chồng cũng là bà hội đồng thì òa khóc nức nở.

Sau một hồi, ngoại ra khỏi nhà nội, mặt buồn buồn nhưng không quên dặn mình đừng kể cho mẹ nghe chuyện hôm nay. Về tới phòng mình, nước mặt ngoại chảy dài, được một lúc ngoại cố nén lại để dọn nhà cửa, nấu cơm chờ mẹ về ăn.

Hôm lên tàu về quê, ngoại ôm mẹ khóc nhiều lắm, rồi ngoại vuốt ve mặt mẹ, nhỏ nhẹ dặn dò: “thôi con nhé, mẹ vào lần này thôi, khi nào nhớ mẹ và thu xếp được thì con đem tụi nhỏ về chơi với mẹ nhé. Mà nhớ làm gì thì làm, phải tự chăm sóc bản thân cho thật tốt, không ai yêu thương mình bằng chính bản thân mình cả con ạ!”. Kể từ lần ấy, ngoại không vào nam với mẹ lần nào nữa.

Khi ngoại mất, hàng xóm kể lại, lần nào nhận được tiền mẹ gửi về biếu ngoại cũng cầm nhìn rồi rơm rớm nước mắt nói: “Ốc mà cò nhai!”.

Chính khung cảnh ngày hôm đó đã trở thành vết dằm trong tim mình. Câu chuyện cũng khá lâu rồi, nhưng mỗi lần nhớ lại mình đều thương ngoại thắt ruột và không thể cầm được nước mắt. Ngay lúc này, vừa viết mình vừa khóc. Và tới tận bây giờ, không ai biết về cuộc trò chuyện ngày hôm đó. Có khi ngay chính bà nội cũng chẳng còn nhớ nữa.

Sưu tầm

Xem thêm: Chuyến tàu về quê – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đọc thêm

Nghe anh nói mà tôi thương bà vô cùng, một đời tận tụy vì con đến tuổi già lại còn mang ơn ngược vì chúng nó đón mẹ về “nuôi”.

Đón mẹ về “nuôi” – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Nhìn đôi tai khiếm khuyết của mẹ, người con trai mới nhận ra vẻ đẹp thật sự không nằm ở dáng vẻ bên ngoài mà nằm trong trái tim người mẹ.

Đôi tai khiếm khuyết – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Nó chạy vào phòng nội thì thấy bà nằm sâu bên trong chiếc giường. Nội không mở quạt máy mà chỉ phe phẩy chiếc quạt mo cũ, nhìn lên trần nhà, hai dòng nước mắt của nội chảy dài.

Chiếc quạt mo của nội – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Tin liên quan

Trong xã hội này, nhiều người nghèo ghét người giàu, nhiều người giàu coi thường người nghèo. Bần cùng và giàu có dường như là 2 thái cực đối lập.

Cổ nhân nói: Cười kẻ nghèo khó chứ không cười phường kỹ nữ, cứu lúc khẩn cấp nhưng không cứu người nghèo
0 Bình luận

Càng trưởng thành, chúng ta càng nhận ra rằng con người ai cũng có những “nỗi khổ riêng”, vậy nên đừng dễ dàng vạch trần họ, đó chính là tấm lòng thiện lương của mỗi người. 

Cổ nhân dạy: Nhìn thấu là thông minh, không nói là trí tuệ
0 Bình luận

Sau nhiều năm tháng chiêm nghiệm, cổ nhân xưa đúc kết kinh nghiệm "dụng nhân như dụng mộc", quả là rất cao thâm!

Cổ nhân dạy: Dụng nhân như dụng mộc, đừng vì vài chỗ mục mà bỏ cả cây lớn
0 Bình luận


Bài mới

Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 12 giờ trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 16 giờ trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đề xuất