Cổ nhân dạy: Dụng nhân như dụng mộc, đừng vì vài chỗ mục mà bỏ cả cây lớn
Sau nhiều năm tháng chiêm nghiệm, cổ nhân xưa đúc kết kinh nghiệm "dụng nhân như dụng mộc", quả là rất cao thâm!

Bàn về thành ngữ “Dụng nhân như dụng mộc “. Dụng nhân như dụng mộc có nghĩa là gì ? Như chúng ta biết, từ “DỤNG” có nghĩa là “DÙNG”, từ “NHÂN” có nghĩa là “NGƯỜI” và từ “MỘC” có nghĩa là “CÂY” hoặc là “GỖ” theo nghĩa Hán Việt. Vậy hiểu cách đơn giản “DỤNG NHÂN NHƯ DỤNG MỘC” nghĩa là “CÁCH SỬ DỤNG CON NGƯỜI VÍ NHƯ CÁCH SỬ DỤNG CÂY, GỖ’.
Một ngày, Tề Hoàn Công đi thị sát chuồng ngựa, hỏi viên quan coi ngựa rằng: “Ở chuồng ngựa thì việc gì khó nhất?”.
Viên quan coi ngựa còn chưa trả lời, Quản Trọng đứng bên đã đáp rằng:
“Quản Di Ngô tôi từng làm mã phu. Theo tôi thấy làm hàng rào gỗ cho ngựa đứng là khó nhất!”.
“Nếu ban đầu dùng cây gỗ cong để làm hàng rào, cọc đầu tiên là cây gỗ cong, thì lại phải tìm cây gỗ cong thứ hai. Khi đã dùng hết các cây gỗ cong rồi, thì các cây gỗ thẳng chẳng còn chỗ dùng nữa”.
“Nếu ban đầu dùng cây gỗ thẳng để làm hàng rào, cọc đầu tiên là cây gỗ thẳng, thì lại phải tìm cây gỗ thẳng thứ hai. Khi đã dùng hết các cây gỗ thẳng rồi, thì các cây gỗ cong chẳng còn chỗ dùng nữa”.
Vật lấy theo loại, người chia theo nhóm, Quản Trọng kể câu chuyện làm hàng rào ngựa đã nói nên một cách sinh động đạo lý rằng: Dùng người chính trực là khó nhất.
Người đầu tiên dùng sai rồi, vậy thì người xấu sẽ tiến cử người xấu, kết quả nhất định là “Tiểu nhân dụng nhi quân tử thoái” (Kẻ tiểu nhân được trọng dụng thì người quân tử sẽ rút lui).
Đường Thái Tông từng nói: “Chọn quan theo việc, không được qua loa, dùng một hảo nhân, những hảo nhân khác sẽ đến. Dùng một hoại nhân, những hoại nhân khác sẽ theo về”.

Do đó, dùng người cần cẩn trọng. Bởi ở một đoàn thể mà tiểu nhân kết bầy, bậc quân tử sẽ không có chỗ đứng; ở một nơi hội tụ những bậc quân tử, kẻ tiểu nhân cũng không vui vẻ gì.
Bí quyết thành công của một tổ chức hay quốc gia chính là bí quyết sử dụng nhân tài. Người xưa đúc kết kinh nghiệm: “Dụng nhân như dụng mộc”, chọn thanh gỗ đầu tiên, tức người đứng đầu là tối quan trọng, cần chọn bậc quân tử chính trực hiền năng, như thanh gỗ thẳng. Còn các việc tiếp theo sẽ trở nên dễ dàng, vì lúc đó người đứng đầu này sẽ tự biết thu xếp, anh ta sẽ tự tìm những người thích hợp lắp ghép cho mộ máy của mình. Bởi chỉ có “Người quân tử trọng người quân tử, bậc anh hùng quý bậc anh hùng”.
Hiện nay nhiều tổ chức, doanh nghiệp than phiền rằng không tìm được nhân tài, phải thuê nhân tài nước ngoài mà vẫn không ưng ý. Kỳ thực nước ta là nơi địa linh nhân kiệt, “tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, nhưng hào kiệt đời nào cũng có”. Vấn đề chính là chưa biết phát hiện và sử dụng nhân tài.
Nhân vô thập toàn, nếu quá cầu toàn trách bị thì đúng là khó mà tìm được nhân tài hoàn hảo. Nghệ thuật dùng người nằm ở chỗ biết dùng sở trường của người ta đúng việc, đúng chỗ. Con người không ai không có tài năng riêng, tài năng không cái nào là không có chỗ sử dụng. Sử dụng sở trường của người ta, đúng việc đúng chỗ, chính là nghệ thuật dùng người. Thế mới gọi là:
Tuấn mã vượt hiểm nguy,
Cày ruộng chẳng bằng trâu.
Xe lớn chở vật nặng,
Qua sông chẳng bằng thuyền.
Lấy sở đoản dụng nhân,
Kẻ trí cũng vô mưu,
Dùng người nên thích hợp,
Cẩn trọng chớ khắc cầu.
Bất kỳ ai cũng có sở trường sở đoản, dùng người biết bỏ sở đoản, chọn sở trường thì ắt sẽ thành công. Vậy nên:
1. Dùng người không quan trọng tuổi tác, lứa tuổi không phải là tiêu chuẩn để dùng người
2. Biết có tài mà không dùng sẽ mất người tài. Biết người ác mà không loại bỏ sẽ gặp họa
3. Dao mổ trâu có thể giết bò, đừng dùng nó để…cắt tiết gà.
Xem thêm: Cổ nhân dạy: Làm việc thiện mà tâm không thiện thì cũng vứt!
Đọc thêm
Xem thường ông lão quê mùa chỉ gọi ly nước sôi, cô nhân viên tự phụ nhận bài học đắt giá.
Đồng tiền ảnh hưởng lớn đến quan hệ trong cuộc sống. Khi nghèo, bạn bị người đời xem thường, nói chẳng ai nghe, đe chẳng ai sợ, làm gì cũng bị soi mói.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.