Tranh chấp với mẹ kế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mẹ kế ép ba tôi phải viết di chúc theo ý bà ta, để bà ta ở lại căn nhà đến cuối đời. Nhưng những gì bà ta muốn là điều mà anh em tôi không thể chấp nhận được.

Hải An
Hải An 29/05
Theo dõi

Mẹ tôi mất khi tôi vừa tròn 17 tuổi. Những ngày sau đó bố tôi sống lầm lũi như một cái bóng. Bỗng một năm sau, ông đưa về nhà một người phụ nữ và bảo với chúng tôi đó là mẹ kế. Bất chấp lời ngăn cản từ tôi và anh trai, bố vẫn tổ chức vài mâm cơm thông báo với họ hàng. Từ đó bà Hiền về sống chung với bố con tôi trong căn nhà 3 tầng mà bố mẹ tôi tốn bao công sức để gầy dựng.

Được 1 tuần đầu tiên bà Hiền còn khách sáo, lời ngon tiếng ngọt với an hem tôi. Sang đến tuần thứ 2, bà ta bộc lộc ngay tính cách ghê gớm, đanh đá của mình. Bà thẳng tay dọn sạch di ảnh, đồ đạc của mẹ tôi, bảo: “Ngày này phải sạch sẽ, gọn gàng, không thể để mấy thứ âm khí này ảnh hưởng đến người sống được”. Bố tôi im lặng không nói mẹ kế một lời, còn anh trai tôi thì giận dữ đến mức bỏ ra ngoài cả tuần không về.

Nếp sinh hoạt của gia đình cũng dần thay đổi từ đó. Căn nhà bắt đầu xuất hiện nhưng luật lệ vô hình, toàn bộ tiền lương của bố cũng đều do bà ta giữ. Tôi và anh trai phạm phải sai lầm gì, bà Hiền sẽ mắng mỏ ngay trong bữa ăn. Chúng tôi bức xúc phản ứng bà ta liền bảo anh em tôi hỗn láo, không biết trên biết dưới. Những lúc như vậy bố tôi chỉ im lặng ngồi nhìn, mặc cho bà ta tác oai tác quái. Mười năm qua, tôi phải phớt lờ mọi chuyện mới sống được ở nhà. Còn anh tôi vì không chịu đựng nổi mà dọn ra ngoài thuê trọ ở với bạn.

tranh-chap-voi-me-ke-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam-1-1025

Nhưng rồi bố tôi đổ bệnh, bác sĩ bảo là ung thư gan giai đoạn cuối. Ông gầy rộc đi, da sạm đen, ánh mắt mờ đục không hồn. Một chiều nọ, bố gọi tôi và anh Hưng vào phòng, giọng khàn khàn bảo: “Bố muốn chia căn nhà này cho 2 đứa. Mẹ tụi con có công xây nó… giờ ba cũng sắp đi rồi”.

 Tôi với anh còn chưa kịp phản ứng thì tiếng dép lẹp xẹp ngoài cửa đã vang lên. Bà Hiền đứng trước cửa, tay khoanh trước ngực, ánh mắt sắc lạnh như bao nói: “Chia cái gì? Tôi còn chưa chết mà ông đã đòi chia chác nhà cửa cho chúng nó?”.

“Nhưng đây là nhà của tôi với vợ trước xây nên… các con tôi có quyền thừa kế”, bố tôi yếu ớt đáp lại.

“Ông chia thử xem”, bà Hiền gằn giọng, “Chia xong để tôi bị đuổi ra đường à? Ông viết di chúc đi, ghi rõ sau khi tôi chết thì tụi nó mới được nhận nhà.Không thì đừng hòng qua mặt tôi chia các cái gì. Tôi còn sống thì tôi còn ở đây, không dễ mà đuổi tôi đi đâu”.

Bố bối rối nhìn sang tôi và anh Hưng. Tôi thấy rõ trong ánh mắt ông là sự tuyệt vọng, bất lực đến tột cùng. Anh Hưng không nói gì, tôi biết anh đã quá thất vọng về bố và cái nhà này nên không buồn nói, cũng chẳng buồn phản bát. Chỉ có tôi là thấy đau lòng cho ba và căm giận mẹ kế.

Chuyện chia tài sản hôm đó cứ vậy mà dừng lại, bố tôi vẫn chưa quyết định chuyện gì. Còn bà Hiền từ ngày hôm đó lúc nào cũng túc trực bên cạnh bố, không cho chúng tôi gặp riêng ông.

Tôi nên làm thế nào đây? Có nên nghe lời bà ta, để bà ta sống ở đó đến cuối đời, hay là chờ ba qua đời thì ép bà ta ra khỏi nhà vì căn nhà đó là phần của mẹ đẻ tôi?

Xem thêm: Bài học vô giá từ người mẹ bán cá – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Đáng lẽ vợ chồng tôi cũng chẳng đi đến việc ly hôn, nhưng vì mẹ chồng mà mối quan hệ của hai bên gia đình trở nên căng thẳng gấp bội.

Ly hôn vì mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Trong phong thủy mộ phần có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của hậu thế nên người xưa mới căn dặn con cháu đời sau chú ý đến mồ mả ông bà, tổ tiên.

Người xưa dạy “Mộ không đầu con cháu nghèo, cáo canh mộ ba đời sang”, vì sao?
0 Bình luận

Tôi quyết định mua tặng bố mẹ vợ một căn chung cư ngay cạnh nhà mình. Khi biết chuyện, tôi bị cả nhà mắng là “đội vợ lên đầu”. Nhưng họ quên mất rằng, không có bố mẹ vợ thì tôi làm gì có ngày hôm nay.

Mua nhà tặng bố mẹ vợ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người xưa nói: “Mưu sự không có chủ kiến ắt lâm vào cảnh khốn đốn, làm việc không có chuẩn bị tất xôi hỏng bỏng không”

Người xưa có câu: “Mưu sự không có chủ kiến ắt lâm vào cảnh khốn đốn, làm việc không có chuẩn bị tất xôi hỏng bỏng không”. Chỉ một lời răn nhưng là tinh hoa đúc kết từ bao đời, nhấn mạnh hai yếu tố cốt lõi của mọi thành công là chủ kiến và sự chuẩn bị.

Hải An
Hải An 4 giờ trước
“Xử đẹp” con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ông nắm tay bà, những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt. Ông cám ơn bà nhiều lắm! Cảm ơn cách “xử đẹp” của bà suốt hơn 20 năm qua để gia đình được vẹn tròn, êm ấm.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Cổ nhân răn dạy: “Không thể nói chuyện biển cả với con ếch ngồi đáy giếng, chẳng thể bàn về băng tuyết với lũ côn trùng mùa hè”, càng ngẫm càng thấm!

Cổ nhân nói: “Không thể nói chuyện biển cả với con ếch ngồi đáy giếng, chẳng thể bàn về băng tuyết với lũ côn trùng mùa hè”. Chỉ một câu nói đơn giản nhưng ẩn sâu là lời cảnh tỉnh sâu sắc về nhận thức, tầm nhìn và giới hạn tư duy của con người.

Thanh Tú
Thanh Tú 2 ngày trước
Cụ Cự “góa con” – Câu chuyện nhân văn xúc động

Nhìn 5 người con của cụ Cự ai cũng giỏi giang, thành đạt, mọi người trong làng ai nấy đều ngưỡng mộ, nghĩ rằng kiểu gì tuổi già của cụ cũng được hưởng phúc.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Triết gia Trang Tử nói: “Bi ai lớn nhất của đời người là chết về tâm tưởng, còn cái chết về thể xác chỉ xếp sau”, càng ngẫm càng thấm!

Triết gia Trang Tử nói: “Bi ai lớn nhất của đời người là chết về tâm tưởng, còn cái chết về thể xác chỉ xếp sau". Đó không chỉ là một nhận định triết lý, mà còn là một hồi chuông tỉnh thức giữa cuộc sống hiện đại đang ngày một rối ren, hối hả và rệu rã từ bên trong.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
'Con lớn mà không trông em cho bố mẹ' - Câu chuyện đáng suy ngẫm

"Con lớn mà không trông em cho bố mẹ", lời mẹ trách sau khi em tôi ra đi mãi mãi ở tuổi 11. Lời nói ấy như nhát dao xoáy vào tim, theo tôi suốt cả cuộc đời...

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Người xưa căn dặn: Muốn biết một người có phúc hay không, chỉ cần nhìn “miệng” là biết.

Người xưa nói "Muốn biết một người có phúc hay không, chỉ cần nhìn “miệng” là biết". Nghe tưởng đơn giản, nhưng càng ngẫm càng thấy thâm sâu.

Thanh Tú
Thanh Tú 18/07
Yên ổn tuổi già – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Nhìn cảnh con dâu xa lánh mẹ chồng, con trai cũng theo vợ không bênh vực mẹ một lời tôi chán nản xót thương cho tuổi già của chính mình… cả một đời vì con kết quả lại nhận về quả đắng.

Hải An
Hải An 17/07
Người xưa nói: “Có tiền buôn Đông, không tiền buôn Thái”, có nghĩa là gì?

Người xưa nói “Có tiền buôn Đông, không tiền buôn Thái.” Thoạt nghe tưởng là chuyện mua bán vùng miền, nhưng càng ngẫm, càng thấy câu này là lời dạy khôn ngoan về tư duy thích nghi, biết mình biết người và nghệ thuật xoay chuyển nghịch cảnh bằng sự linh hoạt và nhạy bén.

Hải An
Hải An 16/07
Bản di chúc 'tình người' - Câu chuyện nhân văn cảm động

Trước khi mất, vị doanh nhân đã để lại một bản di chúc thấm đẫm tình người: "Tiền của tôi hầu hết đến từ sự tranh giành, tâm kế trên thương trường. Chính họ đã khiến tôi hiểu được nguồn vốn lớn nhất của đời người chính là phẩm hạnh..."

Lão Tử nói: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư”, càng ngẫm càng thấm!

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Thanh Tú
Thanh Tú 14/07
Giá trị của người phụ nữ trong gia đình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người phụ nữ càng có giá trị, càng không so đo với người trong cùng một mái nhà. Bởi họ hiểu rằng, gia đình chính là để yêu thương, không phải để hơn thua.

Hải An
Hải An 13/07
Lão tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”, càng ngẫm càng thấm!

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/07
Cổ nhân nói “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”, càng ngẫm nghĩ, càng thấm thía!

Trong kho tàng triết lý phương Đông, có những câu nói tưởng như ngắn gọn, nhẹ nhàng, nhưng ẩn chứa chiều sâu thâm trầm về nhân sinh. Một trong số đó là câu: “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”. Tạm dịch là “Nói đúng lúc là trí, im lặng đúng lúc cũng là trí”.

Hải An
Hải An 11/07
Khóc tấm tức vì thương người nợ tiền – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đã bao giờ được trả nợ mà bạn khóc tấm tức vì thương người nợ tiền mình chưa? Mình thì rồi, đó là câu chuyện xảy ra cách đây 2 năm... mỗi lần nhớ lại mình lại càng thấy thương.

Hải An
Hải An 10/07
Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng”, càng ngẫm càng thấm!

Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng” không chỉ là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, mà còn là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về dấu ấn mà mỗi con người để lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 09/07
PC Right 1 GIF
Đề xuất