Trả về nơi sản xuất – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Nghe lời mẹ chồng nói, cô con dâu uất ức không chịu được. Nếu giả sử được “trả về nơi sản xuất” như lời mẹ chồng nói thì cô cũng chỉ muốn cầm vali đi ngay…

Vừa về tới nhà, chưa kịp tháo giày, mẹ chồng đã từ trong nhà lao ra mắng mỏ: “Sáng vội đi làm thế à mà quần áo không giặt, nhà cửa không dọn?”.
Tôi bất ngờ, hỏi lại mẹ chồng: “Ủa, ban sáng con có dặn chồng là hôm nay chị ca sáng bị tai nạn, con phải đi làm sớm thay ca nên nhờ ảnh bỏ đống quần áo bẩn vào máy giặt và dọn qua nhà chờ chiều con về làm nốt mà mẹ”.
Mẹ chồng tôi cau có: “Nó thì biết gì mà bảo nó làm!”.
Tôi im lặng cất giày lên kệ rồi bước vào nhà, thấy chồng đang nằm xem phim mới gặng hỏi: “Anh này, em đi vắng cả ngày sao thấy nhà cửa bừa bộn mà anh không dọn. Anh nằm mà xung quanh như bãi chiến trường thế kia mà anh cũng chịu được à?”.
Chồng tôi thản nhiên bảo: “Lấy vợ về làm gì? Em là vợ thì em dọn đi, sao lại bảo anh!”.
Câu nói nửa đùa nửa thật của chồng khiến tôi bùng phát cơn bất mãn. Tôi cau có nói: “Làm vợ là làm ôsin à? Lần sau ở nhà thấy việc gì bừa thì lao vào mà làm, tôi cũng phải đi kiếm tiền chứ có ở nhà ăn bám đâu mà việc gì cũng đến tay!”.

Thấy vợ chồng cãi nhau qua lại, mẹ chồng vội vã xắn tay áo nói: “Chị không làm thì để đấy tôi làm!”.
Mẹ chồng gạt tay tôi ra, chẳng nói năng gì, xồng xộc mang chậu quần áo ra máy giặt. Chồng tôi thấy thế liền khó chịu, mặt nặng mày nhẹ với tôi. Thay được bộ quần áo ra, tôi liền xuống bếp cơm nước, rồi tranh thủ đồ giặt xong thì đem phơi không lại tối muộn.
Ấy thế mà mẹ chồng lại dọn cơm ăn luôn, chẳng ai thèm lên gọi tôi, còn tôi thì cứ đinh ninh ăn như mọi khi, thấy còn 10-15 phút nữa mới tới giờ ăn nên cứ đủng đỉnh làm cho hết việc. Đến khi xuống nhà thì thấy bàn cơm đã bày ra tự bao giờ, bố mẹ chồng và chồng ngồi chờ với gương mặt khó chịu.
Tôi vội vã vào xới cơm cho mọi người, gượng cười nói: “Con tưởng nhà mình chưa ăn nên cố làm nốt cho xong việc…”. Bữa cơm diễn ra trong im lặng, chẳng ai nói gì với ai.
Ăn cơm xong, tôi đang rửa bát thì thấy mọi người xầm xì với nhau. “Con này nó lấy được nhà mình dễ là phúc ba đời đấy, chứ như nhà khác chắc nó trả về nơi sản xuất lâu rồi”, mẹ chồng vừa ăn hoa quả vừa liếc tôi. Chồng tôi ngoại cạnh chẳng bên lấy một câu, còn gật đầu hùa theo.
Tôi nghe vậy thì ức lắm, ra hỏi ngay mẹ chồng: “Mẹ ạ, thế mẹ thử nghĩ xem nhé, nếu con trai mẹ mà đi làm dâu thì bao lâu người ta đuổi về ạ? Quần áo đồ đạc rơi dưới sàn, con mẹ cứ vậy bước qua, chẳng bao giờ nhặt lên cả. Gần 30 tuổi đầu mà đến cho đồ vào máy giặt, ấn nút mà cũng không biết ấn. Con bảo mẹ thì mẹ bênh bảo nó thì biết làm gì. Thế bây giờ chưa biết thì bao giờ mới biết hả mẹ? Con kém anh ấy tận vài tuổi mà cái gì cũng phải làm, phải biết đây thôi!
Đàn ông lúc nào cũng nghỉ công việc của phụ nữ đơn giản, vậy cứ thử làm vợ xem. Với cách sống đó của anh ấy thì chẳng gia đình nào dám rước về chứ đừng nói tới cơ hội được lấy để mà trả về nơi sản xuất. Ở với mẹ mình thì lúc nào chả sướng như vua, làm gì sai mà chẳng đúng”.
Cả nhà nhìn cô con dâu ngoan hiền bỗng dưng bùng nổ, nói lời nào rúng động lời nấy thì chỉ biết nhìn nhau…
Đọc thêm
Má xức dầu quanh năm và nhiều nhất là vào ban đều, lúc trái gió trở trời. Mùi dầu má xức tràn ngập căn nhà, từ phòng khách đến sau bếp, một cái mùi đãm gắt…
Má nhẹ hều, vì tình thương nặng như biển trời má đã dành hết cho chồng con, có dành lại cho bản thân mình chút nào đâu!
Chỉ ít ngày sau đám cưới, tôi vô tình phát hiện ra nhà chồng tặng vàng giả trong đám cưới để “làm màu” với thông gia, họ hàng và làng xóm láng giềng.
Tin liên quan
Cổ nhân khuyên hậu nhân nên lưu ý khi gặp những người quá khiêm tốn như dưới đây.
Cổ nhân cho rằng, những người khôn ngoan sẽ không để tâm đến 3 chuyện này. Những kẻ dại dội thì hay chấp nhặt, để ý từng ly từng tý.
Cổ nhân xưa tin rằng, những người thuộc mệnh này cực hợp trồng cây đinh lăng. Vì loại cây này giúp hút tài lộc, mang lại phú quý, giàu có.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.