Vàng giả ngày cưới – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ ít ngày sau đám cưới, tôi vô tình phát hiện ra nhà chồng tặng vàng giả trong đám cưới để “làm màu” với thông gia, họ hàng và làng xóm láng giềng.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tôi và chồng là người cùng làng. Nhà chồng tôi thuộc gia đình khá giả trong lòng, nhưng chồng tôi lại có ngoại hình không đẹp mắt lắm nên không được lòng chị em trong làng. Còn tôi lại khá xinh xắn, ưa nhìn nên được rất nhiều người tán tỉnh, ngỏ lời.

Việc tôi quyết định lấy chồng tôi cũng là cơ duyên sau vài lần tiếp xúc, gặp gỡ tôi thấy anh là người tốt bụng, hào phóng và sống có trách nhiệm. Hơn nữa, anh cũng theo đuổi tôi nhiều năm, “mưa dầm thấm đất” tôi cũng dần dần có cảm tình với anh nên mới quyết định tiến tới hôn nhân.

Ngày chúng tôi yêu nhau, cả hai đã trở thành tâm điểm bàn tán của cả làng. Mọi người đều cho rằng tôi vì ham giàu nên mới lấy anh. Tôi lẳng lặng cho qua, không giải thích gì nhiều, chỉ cần mình và gia đình hiểu là được.

So với những người tán tỉnh tôi, chồng tôi là người thật thà và chân thành nhất. Anh không màu mè mà luôn quan tâm đến tôi từ những việc nhỏ nhất. Dù nhà khá giàu có nhưng tính anh rất khiêm nhường, biết cư xử chừng mực với mọi người xung quanh.

vang-gia-ngay-cuoi-cau-chuyen-dang-suy-ngam (1)

Đầu năm rồi, chúng tôi quyết định tổ chức đám cưới sau 2 năm yêu nhau. Đám cưới diễn ra rất suôn sẻ, cỗ bàn được chuẩn bị đầy đủ, ấm cúng và trọn vẹn. Người trong làng ai nấy đều khen ngợi đám cưới hoành tráng. Bố mẹ tôi cũng cảm thấy “mát mặt” vì con gái được gả vào gia đình tử tế.

Cuối tháng trước, tôi và chồng bàn nhau muốn đầu tư một mảnh đất vừa được phân lô với giá rất hợp lý. Chồng tôi cũng có sẵn tiền nhưng bị thiếu 100 triệu nữa. Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo chồng bán ít vàng hôm cưới, vàng đang được giá nên bỏ ra dùng cũng được. Ban đầu chồng không đồng ý, bởi đó là số vàng tôi được bố mẹ chồng tặng. Nhưng sau một hồi thuyết phục, anh cũng chấp nhận.

Hôm ấy, sau bữa cơm, vợ chồng tôi dẫn nhau ra tiệm vàng ngoài thị trấn để bán vàng. Nào ngờ, vừa vào cả hai đã phải xấu hổ, bẽ bàng đi ra khi cô chủ tiệm vàng nói số vàng này đều là vàng giả.

Tôi đứng chôn chân tại tiệm vàng. Chồng thấy vậy thì động viên và nói sẽ mua lại tặng tôi toàn bộ số vàng đó, thay mặt bố mẹ xin lỗi tôi. Nhưng tôi không muốn để yên chuyện này, tôi phải làm cho ra lẽ.

Tôi gặp bố mẹ chồng và hỏi về chuyện số vàng giả được tặng trong ngày cưới. Mẹ chồng tôi mặt tỉnh bơ nói với tôi: "Bố mẹ cứ tặng tạm trước, nào vàng hạ sẽ mua cho con sau. Vàng đang đắt thế tội gì mà mua. Nhà mình làm ăn, nên phải cân nhắc tính toán kỹ càng chứ con".

Bố chồng nghe vậy cũng vội đỡ lời: "Con thông cảm, đợt này nhà mình buôn bán cũng chậm hơn. Mình cần làm hình ảnh và tạo uy tín, sau này mới dễ làm ăn nên bố mẹ đành làm như vậy. Bố xin lỗi con, bố mẹ sẽ xử lý chuyện này sớm".

Tôi chán đến mức chẳng buồn nói gì thêm. Nhìn sang chồng, tôi cũng thấy tội cho anh, nên cũng nín nhịn để chuyện này sang một bên, coi như thấu hiểu cho khó khăn của gia đình chồng.

Nhưng chuyện ở quê chẳng ai giấu được lâu, chỉ vài ngày sau, mẹ tôi đã gọi điện hỏi tôi về chuyện vàng giả. Mẹ tôi nói, đi ra chợ bị mấy người kéo lại hỏi chuyện. Tôi nghe mẹ kể liền không kìm nén được bật khóc vì nhục nhã và thương gia đình tôi.

Bố mẹ tôi dù kinh tế không khá giả, ngày con cưới cũng ráng vàng tặng cho con đàng hoàng. Lễ cưới được tổ chức tử tế mặc cho nhiều khoản phải nợ đến khi có tiền mừng mới trả được.

Sau khi nhà tôi biết chuyện, tôi cảm thấy ghét gia đình chồng nên cũng thấy bực bội với chồng. Tự nhiên, tôi thấy chồng tôi rất nhu nhược. Cuộc sống tại nhà chồng tôi cũng rất gượng gạo từ ngày chuyện vàng giả bị bàn tán khắp làng.

Mẹ chồng nghi ngờ tôi đã để lộ chuyện vàng giả với nhà mẹ đẻ nên mới có nhiều người biết. Sự nghi kỵ lẫn nhau khiến cuộc sống vợ chồng son không còn hạnh phúc, nồng nhiệt nữa.

Tôi không biết phải làm sao để cuộc sống có thể bình thường trở lại. Bố mẹ chồng tính toán nhưng chồng tôi lại thật lòng thương tôi và anh không hề biết chuyện. Lúc tỉnh táo tôi nghĩ được vậy nhưng khi tức giận, tôi thật sự muốn bỏ tất cả.

Xem thêm: 5 triệu của chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Trong đêm ấy anh lao đến tìm chị, tìm người vợ mà bấy lâu nay anh bỏ quên. Còn chị, chị yên tâm chờ đợi vì chị tin chắc là anh sẽ tìm đến.

Người vợ bị bỏ quên – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Các cụ ngày xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột trong nhà lại chẳng bằng ao nước lã, lúc anh trai khó khăn người em giàu có chẳng mảy may giúp đỡ.

Anh em ruột không bằng ao nước lã – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Sau một lần giận chồng bỏ về nhà mẹ đẻ, tôi nhận ra đây là "nước cờ" sai lầm không nên lặp lại. Bởi trên thực tế nhiều người đã mất gia đình vì hạ xách trị chồng này.

“Nước cờ” sai lầm – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Cổ nhân xưa tin rằng, cuộc sống quá no đủ sẽ khiến các thành viên trong gia đình nhụt chí, lười phấn đấu.

Cổ nhân dặn: Trong nhà có 3 thứ này, trẻ thì bất hạnh, già thì thê lương
0 Bình luận

Khi các thành viên trong gia đình không còn tương tác, không còn quan tâm nhau nữa thì đó là dấu hiệu âm thầm cảnh báo sự sa sút...

Cổ nhân nói: Có 2 dấu hiệu âm thầm cảnh báo sự sa sút của 1 gia đình, có 1 thôi đã thấy đau lòng
0 Bình luận

Làm người, dễ tính quá không tốt, khó tính quá không được. Làm người phải biết nhu biết cương, biết đặt lòng lương thiện và sự khoan dung đúng lúc đúng chỗ.

Ghi nhớ lời cổ nhân: Lòng lương thiện cần có giới hạn, khoan dung phải biết nhìn thấu lòng người
0 Bình luận


Bài mới

Thức ăn thừa – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi sẽ không ngại khi nhận “thức ăn thừa” của hai bác dù đã biết sự thật. Bởi đó là sự tử tế, tình yêu thương mà hàng xóm đã dành cho chàng trai trẻ xa quê như tôi.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 giờ trước
Vì sao 'đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'?

Người xưa có lời răn dạy: 'Đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'. Vì sao lại thế?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 10 giờ trước
Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đề xuất