Tình người trong bom đạn – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chiến tranh qua đi, tình người ở lại, lòng tôi vẫn luôn hướng về Hải Lăng, nơi cất giấu những năm tháng khốc liệt của đời lính và cũng là nơi tôi được cứu sống, được sinh ra thêm một lần nữa.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Người vợ quyết định nói với chồng: “Anh ơi, nếu vợ chồng mình không đưa anh bộ đội này vào căn cứ tìm đơn vị để họ chạy chữa thuốc men cho anh ấy, chắc anh ấy chết mất”.

Vậy là trong đêm, nhờ móc nối với liên lạc, hai vợ chồng đã cõng tôi ngược lên rừng, vào căn cứ tìm gặp được một đơn vị bộ đội và trao đổi cho đơn vị đó để chạy chữa.

Thật ra lúc đó tôi gần như mê man bất tỉnh, chẳng nhớ được gì nhiều. Chỉ biết rằng người chồng tên Dục, người vợ tên Trí ở xã Hải Vịnh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Sau đó tôi được chuyển ra Bắc để điều trị vết thương, sau khi lành thì chuyển về công tác ở huyện gần nhà. Sau ngày đất nước giải phóng, tôi tìm mọi cách để liên lạc với hai vợ chồng. Tôi gửi bức thư thứ nhất ngay sau năm 1975 kể lại toàn bộ câu chuyện trên với mong muốn tìm lại ân nhân của mình, ngoài phong bì có ghi địa chỉ như trong trí nhớ. Trong suốt 10 năm liền, tôi gửi rất nhiều bức thư nhưng không có một hồi âm nào. Chiến tranh loạn lạc, niềm hy vọng của tôi ngày một mờ dần. Sau chiến tranh, kinh tế khó khăn nên dù có muốn tôi cũng không có dịp nào để trở lại Hải Lăng tìm cặp vợ chồng ân nhân ngày xưa.

tinh-nguoi-trong-bom-dan-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong (1)

Ở bưu điện Hải Lăng, những bức thư không có người nhận, không có địa chỉ rõ ràng theo quy định đến một thời gian nhất định sẽ bị hủy bỏ. Anh Thông, cán bộ bưu tá của huyện là người thực hiện nhiệm vụ hủy các bức thư vô chủ. Trước khi hủy thư, anh cẩn thận mở tất cả bức thư ra và đọc lại một lượt để nếu có tìm được dấu tích của người nhận thì giúp đỡ họ. Vốn là người có trách nhiệm, có tâm với nghề nên khi đọc bức thư của tôi anh Thông đã lặng người, mắt đỏ hoe vì xúc động bởi tình người trong khói lửa chiến tranh. Anh quyết định giữ lại bức thư của tôi và đích thân xuống hai xã Hải Vinh và Hải Thành để giúp tôi tìm lại ân nhân.

Không biết đã bao lần, anh Thông đạp xe đến mòn chân nhưng vẫn không một ai ở hai xã đó biết vợ chồng có tên Trí và Dục. Ròng rã 10 năm, những ám ảnh về câu chuyện xúc động cứ đeo bám mãi anh Thông.

Một hôm, đến xã Hải Vịnh công tác, anh Thông được dịp gặp một người già nhất ở xã, đang ngồi trò chuyện thì anh nhắc đến câu chuyện hơn 10 năm anh giữ bức thư của một người tên Huyên ở Thanh Hóa đi tìm ân nhân của mình, mà khổ nỗi người này chỉ nhớ được mỗi tên chồng tên Dục, người vợ tên Trí ở xã Hải Thành hoặc Hải Vịnh.

Nghe xong, cụ già ngẫm ngẫm một tí rồi bảo: “Hay là thằng Trí với với con Dục nhỉ, có khi là thế đấy, chắc người kia nhớ nhầm nên không tìm được. Với cả bây giờ thằng Dục cũng có vợ mới rồi, vợ nó tên Tiện nên hỏi Trí Dục người ta không biết đâu”.

Sau đó, ông già dẫn anh Thông tới nhà ông Trí Tiện. Lạ lùng thay, đúng vào lúc đó gia đình ông Trí cũng đã làm ngày kỵ cho người vợ quá cố tên Dục.

Sau khi nghe anh Thông kể rõ ngọn ngành câu chuyện, ông Trí quỳ sụp trước am thờ, vái lia lịa. Thì ra đây là cái am thờ mà vợ chồng ông Trí dựng nên để thờ anh bộ đội tên Huyên năm xưa, người mà vợ chồng ông bà nuôi giấu hơn 1 tháng trời trong hầm bí mật tại nhà. Lúc cõng người lính bị thương nặng lên tìm đơn vị, vết thương đã hoại tử, bốc mùi, mê man không biết gì nên vợ chồng ông Trí nghĩ người nọ đã mất. Mặc dù đã cố gắng hết sức để cứu chữa người lính nhưng lực bất tòng tâm, vợ chồng ông Trí day dứt, áy náy lương tâm nên bàn nhau lập một cái am nhỏ trước sân để thờ vong linh của người lính xấu xố.

Không ngờ, chính trong đêm vợ chồng ông Trí cõng người lính ra căn cứ, cả hai bị địch phục kích, ông trí chạy thoát còn bà Dục thì bị địch bắt. Khi ấy bà Dục đang có thai đứa con đầu lòng. Sau này, bà Dục sinh con trong tù, cả hai mẹ con đều mất vì băng huyết. Biết tin ông Trí đau khổ vô cùng. Ở nhà, ông lập hai chiếc bàn thờ, một ở trong nhà để thờ vợ và con, một ở ngoài trời để thờ người lính năm xưa.

Lúc nghe tin anh Thông báo, tôi đã thu xếp vào nhanh nhất để tìm gặp ông Trí. Chúng tôi đã có một cuộc hội ngộ trùng phùng đẫm nước mắt. Tôi và con trai tôi xin được vào nhà để thắp cho mẹ con bà Dục một nén hương thành kính. Tôi và con trai đã ở lại Hải Vịnh một tháng để hàn huyên tâm sự với ông Trí, sau đó cha con ông Trí cũng đã sắp xếp ra nhà tôi ở Thanh Hóa chơi. Chúng tôi cũng kết nghĩa anh em từ đó. Tôi là thương bị nặng nên sức khỏe yếu, dù muốn vào Quảng Trị thắp hương cho ân nhân và đồng đội của tôi nhưng sức khỏe không cho phép. Dù vậy, lòng tôi vẫn luôn hướng về Hải Lăng, nơi cất giấu những năm tháng khốc liệt của đời lính và cũng là nơi tôi được cứu sống, được sinh ra thêm một lần nữa.

Xem thêm: Gặp lại người cũ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Đọc thêm

Trà ở đây rất ngon, không gian ở đây rất yên tĩnh dễ chịu nên em vẫn lưu luyến muốn quay lại. Nhưng anh thì không... người cũ, chỉ nên ở trong câu chuyện cũ mà thôi.

Gặp lại người cũ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

“Mẹ quên không phạt em là vì mẹ còn bận ghen với cô Nhàn mà bố em thích hồi đi học…”, đọc bài văn cu Tí viết, cô Nhà chủ nhiệm không khỏi phì cười.

Ghen với tình cũ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Nhìn con dâu út chạy ra đỡ gậy cho thằng ăn trộm mà ông bà thót cả tim. Chuyện xong xuôi ông bà mới dám thở ra, thôi thì ở hiền gặp lành vậy…

Ở hiền gặp lành – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Cổ nhân đúc kết, nuôi con trai thì dưỡng ba khí, nuôi con gái dưỡng ba dung. Vậy, "ba khí" và "ba dung" mà cổ nhân nhắc đến là gì?

Cổ nhân dạy cách nuôi con: 'Con trai dưỡng ba khí, con gái dưỡng 3 dung', lớn lên ắt thành tài
0 Bình luận

Chu Công không chỉ là một trong những một nhà chính trị tài ba mà còn là người cha mẫu mực. Ông có cách dạy con khiến người đời sau phải học tập.

Cổ nhân dạy con: Kính trọng bề trên, bản thân khiêm tốn
0 Bình luận

Cổ nhân từng nói, chấp nhận và tận hưởng sự cô đơn là một loại cảnh giới trí tuệ đầy khôn ngoan. Trước phải hòa hợp với mình, sau đó mới học được cách hòa hợp cùng người khác.

Cổ nhân nói: 'Người biết ở một mình mới trở thành xuất chúng'
0 Bình luận


Bài mới

Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 13 giờ trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 17 giờ trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đề xuất