Ghen với tình cũ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
“Mẹ quên không phạt em là vì mẹ còn bận ghen với cô Nhàn mà bố em thích hồi đi học…”, đọc bài văn cu Tí viết, cô Nhà chủ nhiệm không khỏi phì cười.

Mới vào lớp 6 được 2 tháng, vừa kịp quen trường quen lớp thì thằng Tí đã xảy ra xung đột với bạn trong giờ ra đời. Cô giáo mời phụ huynh hai bên lên làm việc. Đi họp cho con về, thấy mặt chồng, chị liền hậm hực: “Biết thế này đầu năm tôi xin cho thằng Tí chuyển lớp khác rồi”.
Chồng ôn tồn bảo vợ: “Trẻ con nó nghịch ngợm, lời qua tiếng lại, đánh nhau cũng là chuyện thường tình thôi. Con mình thì biết rồi đấy, nó quậy ai chịu được. Học lớp khác chắc gì nó đã không…”
“Tôi là nói cô giáo chủ nhiệm của nó kìa”, chồng chưa kịp dứt câu, chị vợ đã bực mình nói.
“Cô ấy làm sao? Phân xử không công bằng à?”
“Tôi không nói chuyện phân xử. Tôi nói chuyện giáo viên chủ nhiệm lớp thằng Tí là tình cũ của ông đấy!”
“Tình cũ nào cơ? Tôi chưa kịp yêu ai thì bà đã “cưa” tôi “đổ” rồi mà, dính nhau đến giờ tình cũ đâu ra?”
“Thôi ông đừng có vờ vịt nữa. Ông có dám thề là quên chuyện lớp 12 ông thầm thương trộm nhớ con bé Nhàn học dưới mình 2 lớp không?”.

Ông chồng nghe xong thì ngơ ngác, mãi một lúc thì mới nhận ra vợ đang ghen với mối tình học trò đơn phương từ hai mươi mấy năm trước của hắn. Hắn phì cười, bảo: “Ủa, Nhà bây giờ là cô giáo của thằng Tí nhà mình hả? Thảo nào hôm họp phụ huynh đầu năm nghe cô giới thiệu tên tôi cứ có cảm giác gặp đâu đấy rồi”.
“Lại điêu, không nhớ là không nhớ thế nào? Chỉ cần nhìn đôi mắt là tôi nhận ra ngay. Ngày xưa ông chẳng gọi đó là đôi mắt mùa thu rồi còn muốn chết chìm trong đôi mắt đó còn gì”.
Chồng nghe vậy cười to, bảo: “Ôi trời, mình nhớ dai thật đấy. Chuyện xưa ơi là xưa rồi, nếu mình không nhắc thì tôi còn chẳng nhớ đến”.
“Quên là quên thế nào. Chẳng phải hồi ấy ngày nào ông cũng đến nhà người ta hái trộm xoài chỉ mong gặp ai đó thôi sao?”, giọng chị ấm ức. Chị còn muốn gào lên nữa nhưng thoáng thấy bóng thằng Tí ngoài sân, chị im lặng, lườm chồng một cái rồi đi xuống bếp nấu cơm tối.
Chồng chị lò dò theo sau, vào bếp nhặt rau giúp vợ nhưng chị vùng vằn, hất tung cả mớ rau non. Chồng thấy vậy nổi cáu: “Một vừa hai phải thôi nhé, ghen với chuyện cách đây mấy chục năm làm gì không biết”.
Thằng Tí đứng nấp sau cánh cửa bếp, ngó mắt thăm dò. Thấy bố tức giận đứng dậy, nó co cẳng bỏ chạy. Trong đầu nó có một dấu hỏi to đùng: “Sao hôm nay đi họp về mẹ lại chẳng nói gì đến tội đánh nhau của nó nhỉ?”.
Sau một tuần làm mặt lạnh, cơn ghen của chị cũng lắng xuống. Chồng chị cũng không phải đau đầu vì giải thích nữa, giờ chị đã tin ngày đó chồng chị để ý con bé Nhàn nhưng đó chỉ là tình đơn phương thoáng qua thôi. Chồng chị thích con bé Nhàn được vài tháng thì đã nhận lời tỏ tình của cô bạn “thanh mai trúc mã” là chị. Khi chị vui vẻ để chồng vào bếp nhặt rau giúp mình thì thằng Tí cũng nhớ ra hôm nay đến hạn nộp bài viết Tập làm văn cho cô Nhàn chủ nhiệm.
Tối hôm sau, cô N Nhàn chấm bài viết của cả lớp 6A - "Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của em". Chấm đến bài của cậu học trò vừa đánh nhau tuần trước, cô phì cười khi đọc được đoạn: "Mặc dù đi họp phụ huynh về, mẹ không trách phạt em nhưng em cũng sẽ rút kinh nghiệm không tái phạm nữa. Bởi vì hôm ấy em chỉ gặp may thôi. Mẹ quên không phạt em là vì mẹ còn bận ghen với cô Nhàn mà bố em thích hồi đi học…”.
Xem thêm: Mong ngóng cháu đích tôn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Đọc thêm
Nhìn con dâu út chạy ra đỡ gậy cho thằng ăn trộm mà ông bà thót cả tim. Chuyện xong xuôi ông bà mới dám thở ra, thôi thì ở hiền gặp lành vậy…
Cuộc sống vợ chồng chắc chắn có lúc này lúc kia nhưng nếu biết bỏ qua cho nhau, cùng nhau tưới tắm và vun vén thì hôn nhân cũng sẽ nở hoa hạnh phúc thôi.
4 đứa cháu lần lượt ra đời khiến cuộc sống của ông bà đảo lộn, xoay như chong chóng, trong khi trước đó ông bà tuyên bố thẳng thừng “con ai người đó lo, ông bà chỉ chơi chứ không chăm cháu”.
Tin liên quan
Cổ nhân thường nói, tính khí và vận may giống như chiếc bập bênh, một đầu nổi lên, một đầu rơi xuống. Muốn giữ phước lành trước hết phải cân bằng tính khí, kiềm chế cơn nóng giận.
Cổ nhân đúc kết, nuôi con trai thì dưỡng ba khí, nuôi con gái dưỡng ba dung. Vậy, "ba khí" và "ba dung" mà cổ nhân nhắc đến là gì?
Chu Công không chỉ là một trong những một nhà chính trị tài ba mà còn là người cha mẫu mực. Ông có cách dạy con khiến người đời sau phải học tập.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.