Chuyện về sinh nhật Bác Hồ: “Ngày sinh của Bác cũng phải là một ngày phục vụ được lợi ích của cách mạng”

Mọi người đều bất ngờ khi biết bác định tổ chức sinh nhật cho mình, nhưng đến khi biết nguyên nhân phía sau, ai nấy đều không khỏi cảm thán về sự tận đối với đất nước của Bác, suốt đời làm việc cho Đảng, không tính toán cá nhân, đòi hỏi địa vị.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nổi tiếng là người sống giản dị, khiêm tốn, không thích phô trương và càng đặc biệt hơn là không thích thích người khác tặng quà cáp nịnh bợ mình.

Tuy là vị Chủ tịch vĩ đại được nhân dân cả nước hết mực yêu mến, tôn sùng, nhưng phải đến tận tháng 5/1946, lần đầu tiên toàn dân Việt Nam mới được biết đến sinh nhật Bác.

Trong Hồi ký “Tháng Tám cờ bay” của cụ Vũ Đình Huỳnh – nguyên Thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – nhân chứng lịch sử chứng kiến buổi lễ kỷ niệm ngày sinh nhật lần đầu tiên của Bác đăng trên báo Văn nghệ tháng 10/1993, có ghi lại như sau:

sinh-nhat-Bac-cung-phai-la-mot-ngay-phuc-vu-duoc-loi-ich-cua-cach-mang

Sáng ngày 18 tháng 6, Bác bước vào phòng tôi, bảo:

-  “Này, chú thông báo cho các đơn vị trong Chính phủ biết ngày mai sinh là sinh nhật tôi. Đừng quên gọi các cháu thiếu nhi đến chơi với tôi nhé!”.

Tôi sửng sốt nhìn Bác. Con người rất mực khiêm tốn, thế mà đùng một cái chỉ thị cho tôi tổ chức sinh nhật cho chính mình? Tôi toan hỏi Bác, nhưng Bác đã quay lưng bước ra ngoài. Dừng lại ở cửa, Bác còn dặn thêm:

-  “À, nhớ báo cho các anh ở Trung ương và các đoàn thể biết luôn mai tổ chức sinh nhật tôi”.

Bác vừa rời đi, tôi liền gọi dây nói đi các nơi bàn về việc tổ chức sinh nhật Bác. Những nơi cần báo mà không có dây nói thì phải cử người đi đến tận nơi để thông báo. Mọi người cằn nhằn tôi về chuyện nước đến chân mới nhảy. Anh Trường Chinh còn cho rằng tôi được biết về sinh nhật Bác mà không nói trước. Mọi chuyện gấp quá nhưng rồi người nọ báo thêm cho người kia, nên hầu hết mọi người đều biết ngày mai sẽ tổ chức sinh nhật cho Bác.

Hôm sau, cả Hà Nội sáng lên màu cờ, biểu ngữ nói lên ý chí giành độc lập và chúc mừng sinh nhật Bác. Nhìn ra ngoài đường, tôi thấy anh em thợ điện tíu tít bắc thang chăng đèn kết hoa, rực rỡ cả một khoảng trời. Lễ mừng sinh nhật Bác được tổ chức vào tối hôm đó, tại Bắc Bộ phủ. Không khí ngày hội len lỏi khắp phố phường, tới tận hang cùng ngõ hẻm. Từng đoàn người biểu tình, nô nức kéo nhau tuần hành trên các đường trung tâm hô vang khẩu hiệu chúc thọ Bác và các khẩu hiệu cách mạng khác. Các cháu thiếu nhi ăn mặc quần áo đẹp, gõ trống ếch ca hát quanh Bắc Bộ phủ.

Cũng trong ngày hôm đó, vào buổi tối, tôi có nhiệm vụ phải tổ chức đón tiếp Cao uỷ Đác-giăng-li-ơ và ông Xanh-tơ-ni, cũng tại Bắc Bộ phủ. Đác-giăng-li-ơ từ Hải Phòng lên, Xanh-tơ-ni ở sẵn Hà Nội, hai người sẽ tới chào xã giao Hồ Chủ tịch. Lúc này tôi mới ngộ ra, thì ra Bác đã tính toán trước tất cả. Nếu họ tới mà không có sự đón tiếp nồng nhiệt thì sẽ có hại cho mối quan hệ vốn dĩ đã căng thẳng. Nhưng nếu phải đón tiếp họ tưng bừng thì mình lép vế quá lại không hay. Thế là ngày sinh nhật Bác được thông báo, vẹn cả đôi đường.

Đác-giăng-li-ơ và Xanh-tơ-ni tới Bắc Bộ phủ với gương mặt rạng rỡ. Chắc hẳn ông đô đốc nghĩ rằng không khí hội hè ở Hà Nội mà ông ấy đang nhìn thấy là dành cho ông. Ở Bắc Bộ phủ, họ gặp nhiều quan chức cao cấp của Chính phủ Việt Nam hơn là trong một cuộc đón tiếp bình thường, thậm chí còn có cả các cháu thiếu nhi đánh trống, vẫy cờ hoa. Cuộc thăm viếng xã giao vô hình chung biến thành cuộc ghé thăm chúc mừng nhân ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khi ấy, điều mà tôi tin là đối với Bác, ngày sinh của mình cũng phải là một ngày phục vụ được lợi ích của cách mạng…”.

Sưu tầm

Xem thêm: Kỷ niệm sinh nhật cuối cùng của Bác Hồ: Đó là ngày làm việc bình thường như bao ngày khác

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Trong khoảnh khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ sang năm mới, lòng chúng ta lại bồi hồi tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già dân tộc. Đặc biệt, trong ngày lễ này, không thể không nào quên những vần thư chúc Tết của Người.

Khai xuân nhớ thơ chúc Tết của Bác Hồ kính yêu
0 Bình luận

"...Hôm nay đồng bào cho tôi nhiều hoa, bánh. Những thứ đó đáng giá cả. Nhưng xin đồng bào hãy nghĩ đến các đồng bào nghèo khó, hơn là hao phí cho tôi"...

Chuyện chưa kể về lần tổ chức sinh nhật Bác Hồ: 'Xin đồng bào hãy nghĩ đến đồng bào nghèo khó, hơn là hao phí cho tôi'
0 Bình luận

Cụ Hoàng Thị Khìn đã trở về với đất mẹ nhưng cụ cuộc đời cụ mãi là tấm gương sáng cho thế hệ con cháu Pác Bó học tập và còn là niềm tự hào, là nhân chứng sống cho lịch sử hào hùng của mảnh đất cách mạng này.

Xin nghiêng mình tiễn biệt cụ Hoàng Thị Khìn - người trực tiếp đưa cơm, nuôi giấu Bác Hồ ở Pác Bó
0 Bình luận

Tin liên quan

Thời gian trôi qua, những nhân chứng lịch sử người mất người còn, nhưng một điều chắc rằng "Nắm đất miền Nam" mãi là khát vọng hòa bình thống nhất, là tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác Hồ kính yêu.

Chuyện về người gửi 'Nắm đất miền Nam' ra Bắc kính dâng lên Bác Hồ năm 1954
0 Bình luận

Bà Elisabeth Helfer Aubrac chính là người con gái nuôi của Bác Hồ tại Pháp. Trong mắt bà, Bác Hồ vĩ đại bởi những điều giản dị và thấm đẫm nhân văn.

Đôi dòng tâm sự về Bác Hồ của cô con gái nuôi ở Pháp : 'Tôi nhớ đến Người mỗi ngày trong cuộc đời của tôi'
0 Bình luận

Trong thời khắc cam go thời chiến, nghĩ mình đã chết, ông Lê Duy Ứng dành toàn bộ sức lực để họa lại chân dung Bác Hồ và lá cờ Tổ quốc bằng chính dòng máu nóng hổi đang chảy ra từ vết thương trên cơ thể. 

Ký ức của họa sĩ anh hùng Lê Duy Ứng: 2 lần tắt thở và bức huyết họa chân dung Bác Hồ
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Con gà mái – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện về con gà mái đã dạy chúng ta một điều rằng, những giọt nước mắt rơi trong đám tang không phải là nước mắt đau thương, mà là nước mắt của sự hối tiếc và ăn năn

Hải An
Hải An 4 giờ trước
Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 11/05
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 04/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất