Khai xuân nhớ thơ chúc Tết của Bác Hồ kính yêu

Trong khoảnh khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ sang năm mới, lòng chúng ta lại bồi hồi tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già dân tộc. Đặc biệt, trong ngày lễ này, không thể không nào quên những vần thư chúc Tết của Người.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là vị lãnh đạo thiên tài của dân tộc Việt Nam. Người còn là một nhà thơ lớn của dân tộc, của nhân dân Việt Nam. Trong suốt cuộc đời cách mạng, Người đã làm nhiều bài thơ. Bên cạnh tập thơ "Nhật ký trong tù", người còn để lại cho dân tộc những vần thơ chúc tết trìu mến vô bờ.

Thơ chúc Tết của người có tất cả 22 bài. Không thể nào nói hết được những ý, những tình của Người trong tất cả những bài thơ ấy. Nhân dịp xuân mới Nhâm Dần, xin điểm lại một số ít bài thơ ấy để chúng ta cảm nhận được phần nào cái ý, cái tình lớn lao của Người dành cho dân tộc, đất nước.

Những bài thơ chúc Tết của người kể từ mùa xuân đầu tiên Tết năm Nhâm Ngọc 1942 đến bài thơ cuối cùng Tết Kỷ Dậu năm 1969 là những bài thơ chúc Tết với những câu từ mộc mạc, giản dị, không cầu kỳ, chải chuốt, chỉ là "mấy lời thành thật nôm na/vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân" (Xuân Nhâm Thìn 1952).

Khai-xuan-nho-tho-chuc-Tet-cua-Bac-Ho-kinh-yeu-7

Những vần thơ mộc mạc ấy là lời của núi, của sông, là lời của đất nước. Lời của núi của sông tấm sâu vào lòng dân tộc. Đó là lời của cuộc sống, niềm tin, là ước vọng của đồng bào chiến sĩ cả nước.

Thơ của Người không phải chỉ “yêu cảnh thiên nhiên đẹp: mây, núi, trăng, hoa, tuyết, núi, sông” mà thơ của Người là “những vần thơ có thép”, là lời động viên toàn dân đoàn kết, “người người thi đua, ngành ngành thi đua”, cổ vũ lòng người quyết tâm sản xuất giỏi, đánh giặc giỏi, vượt lên, tiến tới giành nhiều chiến công mới, to lớn hơn nữa – những lời mộc mạc mà cao sang, bình dị mà thiêng liêng cao quý vô cùng!

Thơ chúc tết của Bác Hồ là tâm hồn, khí phách của một con người đã cả đời hiến dâng hạnh phúc đời mình cho hạnh phúc của toàn dân tộc, một con người bình thường mà vĩ đại biết bao!

Thơ chúc tết Nhâm ngọ 1942, Bác viết:

“Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi

Chúc đồng bào ta đoàn kết mau

Chúc Việt Minh ta càng tấn tới”

Vào Tết Bính Tuất 1946, “Tết này ta tạm xa nhau/ Chắc rằng ta sẽ tết sau sum vầy” và Bác chúc “muôn việc đều tấn tới/ Kiến quốc mau thành công/ Kháng chiến mau thắng lợi”.

Tết Mậu tý 1948, Bác nhắc nhủ “ Người người thi đua/ ngành ngành thi đua/ta nhất định thắng/địch nhất định thua”.

Tết Canh dần 1950 “chuyển mau sang tổng phản công/kháng chiến nhất định thắng lợi”.

Có thể thấy, lời thơ của Người đã thấm vào từng đường gân thớ thịt của đồng bào chiến sĩ ta, đã biến thành quyết tâm và sức mạnh để đồng bào chiến sĩ ta "chuyển mau sang tổng phản công" làm nên chiến thắng Đông Khê, Thất Khê, Biên giới, Đường số 6 oai hùng.

Vào Tết Giáp Ngọ 1954, Bác chỉ rõ:

“Đẩy mạnh kháng chiến để giành Độc lập Tự do

Cải cách ruộng đất là công việc rất to

Dần dần làm cho người cày có ruộng khỏi lo đói nghèo”.

 “Quân và dân nhất trí kết đoàn

Kháng chiến kiến quốc nhất định hoàn toàn thành công”.

Và năm đó (7/5/1954), quân dân ta đã làm nên một “Điện biên chấn động địa cầu”, giành lại hòa bình cho một nửa đất nước.

Khai-xuan-nho-tho-chuc-Tet-cua-Bac-Ho-kinh-yeu-0

Những năm 1956, 1959, 1960, 1962, 1963, 1964, 1965, 1966, 1967… đó là những năm chúng ta phải tiến hành song song hai cuộc cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ chống đế quốc Mỹ xâm lược (ở miền Nam) và xây dựng chủ nghĩa xã hội (ở miền Bắc), trước mắt là tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, xây dựng hợp tác hóa trong nông nghiệp…rồi tiến hành cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ra miền Bắc. Năm nào Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng có thơ chúc tết.

Những bài thơ chúc tết của Người vừa là mệnh lệnh tiến công, vừa là lời hiệu triệu, vừa là lời động viên khích lệ toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến lên.

“Mấy lời thân ái nôm na

Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân”

 (Xuân Giáp thìn 1964)

Tết năm 1968, Người có bài thơ chúc tết bằng bốn câu thơ đường:

“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua

Thắng trận tin vui khắp mọi nhà

Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ

Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!”

Bài thơ chúc tết của Người đã được nhiều nhạc sỹ phổ nhạc thành bài hát cho đồng bào, chiến sỹ cả nước hát mừng xuân.

Cũng như mọi tết trước, tết Kỷ dậu 1969, Người viết bài thơ chúc tết gửi đồng bào chiến sỹ cả nước. Không ai ngờ rằng đó lại là bài thơ chúc tết cuối cùng trước lúc Người đi xa.  Thơ chúc tết của

Người tết Kỷ dậu 1969 là một bài thơ đặc biệt nêu rõ tinh thần chỉ đạo chiến lược của Đảng và Bác đối với cuộc kháng chiến thần thánh chống đế quốc Mỹ xâm lược:

“Năm qua thắng lợi vẻ vang

Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to

Vì độc lập, vì tự do

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào

Tiến lên chiến sỹ, đồng bào

Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn”.

"Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào" - tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng và Bác Hồ đã thể hiện ý chí quyết tâm giành độc lập, tự do cho đất nước nhưng vẫn thể hiện tinh thần nhân văn cao cả của người chiến thắng.

Chúng ta không đánh người Mỹ, không đánh nhân dân Mỹ. Chúng ta chỉ đánh bại ý chí xâm lược của bọn đế quốc Mỹ, đánh cho quân xâm lược cút khỏi nước ta. Còn đối với ngụy quân, ngụy quyền, chúng ta chỉ đánh cho bộ máy tay sai của bọn đế quốc và đội quân của chúng tan rã, đánh cho bộ máy và đội quân của chúng bị “ngã nhào”, chứ chúng ta không đánh những con người tham gia vào bộ máy ấy, đội quân ấy.

Vâng theo mệnh lệnh của Người, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đoàn kết, quyết chí một lòng, muôn người như một, vừa sản xuất giỏi ở miền Bắc làm hậu thuẫn vững chắc và chi viện mạnh mẽ cho tiền tuyến, vừa đánh giặc giỏi ở chiến trường miền Nam, lập nên những chiến công lừng lẫy ở cả hai miền. Và đến mùa xuân năm 1975 cả nước đã rầm rập “tiến về Sài gòn giải phóng Thành đô” trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giành lại Độc lập Tự do cho đất nước.

Khai-xuan-nho-tho-chuc-Tet-cua-Bac-Ho-kinh-yeu-4

Bác Hồ kính yêu đã đi vào cõi vĩnh hằng hơn nửa thế kỷ. Nhưng hình ảnh vị Chủ tịch vĩ đại kính yêu của dân tộc Việt Nam cùng với tình yêu thương vô bờ bến của Người thì vẫn mãi mãi ấm nồng trong lòng người dân đất Việt. Và, những bài thơ chúc tết bất hủ của Người cứ còn vang vọng mãi trong lòng đồng bào chiến sỹ cả nước, còn sống mãi với non sông đất nước Việt Nam.

                           *

                          *        *

Thái Bình là một miền quê được Bác Hồ kính yêu dành cho những tình cảm đặc biệt. Người đã năm lần về thăm Đảng bộ và nhân dân Thái Bình.

Bây giờ Người đã đi xa nhưng chúng con vẫn luôn luôn khắc ghi trong lòng, nhớ mãi lời Người “quyết tâm xây dựng Thái Bình thành một tỉnh gương mẫu về mọi mặt”.

Mùa xuân này, Thái Bình đã đổi thay nhiều lắm. Thái Bình đã tiến lên, tiến lên, tiến lên nhiều lắm. Chúng con xin được kính dâng lên Người cả một biển lúa vàng, một trời hoa thắm và hàng triệu triệu những tấm lòng tin yêu đối với Đảng với Bác, với con đường mà Người đã chọn cho cách mạng Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam.

“Bác ơi!

Tết đến. Giao thừa đó

Vẫn đón nghe thơ Bác mọi lần

Ríu rít đàn em vui pháo nổ

Tưởng nghìn tay Bác vỗ sang xuân”

(Thơ Tố Hữu)

Bác ơi!

Tết đến. Giao thừa đó.

Chúng con vẫn lắng nghe những vần thơ chúc tết của Người…

Đăng sớm, lúc 13 giờ 45 phút ngày 29-1-2022 - (tức ngày 27 tháng chạp năm Tân sửu).

Xem thêm:

Đọc thêm

Những giây phút cuối đời, Bác Hồ kính yêu chỉ mong muốn được uống một chút nước dừa để thỏa nỗi nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà...

Không ngờ những phút giây cuối đời, Bác Hồ chỉ mong muốn được uống thứ nước này
0 Bình luận

Mùa hè năm 1960, chiếc Pô-bê-đa màu sữa chở Bác Hồ đến biển Sầm Sơn. Bác cải trang như một lão ngư, quần cộc, áo cộc, đi dép cao su... cùng bà con ngư dân kéo lưới vào bờ.

Ký ức Bác Hồ thăm biển Sầm Sơn, cùng ngư dân thu lưới
0 Bình luận

Hiện nay Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vẫn lưu giữ lá thư chuyển 16.000 đồng của Bác Hồ gửi Tổng cục Chính trị để mua thêm nước uống cho bộ đội phòng không trực chiến bên mâm pháo, làm nhiệm vụ bảo vệ bầu trời của Tổ quốc.

Chuyện chưa kể về lá thư chuyển tiền của Bác Hồ gửi Tổng cục Chính trị để mua thêm nước uống cho bộ đội
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất