Người mẹ qua đời trong lúc tìm con trai mất tích – Câu chuyện nhân văn cảm động
Câu chuyện về người mẹ 41 tuổi qua đời vì bệnh ung thư trong lúc tìm con trai mất tích suốt 9 năm khiến người mọi người không khỏi rưng rưng nước mắt.

Vừa qua, bà Lý đến từ tỉnh Quảng Đồng, miền nam Trung Quốc vừa qua đời vì căn bệnh ung thư phổi trong khi chưa thực hiện được mong muốn cuối cùng trong đời là gặp lại đứa con trai đã mất tích cách đây 9 năm.
Một tháng trước khi mất, bà Lý có đăng một video lên tài khoản Douyin mà bà lập ra để tìm kiếm con trai có tên “Tìm kiếm Lưu Gia Châu”. Bà Lý cho biết, cậu bé bị bắt cóc lúc 5 tuổi khi đang chơi cùng các bạn ở cánh đồng lúa gần nhà. “Tôi vẫn nhớ rất rõ, đến là một ngày trước tết Trung thu năm 2015”, bà Lý rưng rưng nói.
Thời điểm con trai bị bắt cóc, bà Lý đang đi làm tại một thành phố khác. Khi ấy bà là trụ cột kinh tế của gia đình, vừa phải kiếm tiền trang trải sinh hoạt phí, lại vừa phải tích lũy tiền chữa bệnh cho con gái mắc bệnh tự kỷ.
Hôm ấy, khi bà gọi điện về cho chồng để hỏi ý kiến các con về việc chọn bánh trung thu chuẩn bị cho ngày đoàn viên thì nhận được tin sét đánh. Từ ngày ấy, bà và chồng là ông Lưu Đông Bình bỏ hết mọi công việc để tập trung tìm kiếm con trai mất tích.
Chia sẻ với báo chí, ông Lưu cho biết, gia đình đã đi phát hàng trăm tờ rơi in hình con trai ở khắp mọi tỉnh thành trên cả nước những cuộc tìm kiếm vẫn vô vọng. Họ cũng đã đăng ký dữ liệu DNA của mình với cảnh sát với hy vọng tăng cơ hội tìm thấy con trai.
Trước đó, vào năm 2009, cảnh sát Trung Quốc đã tiến hành thiết lập hệ thống DNA trên cả nước nhằm tăng cao khả năng tìm kiếm các nạn nhân. Cơ sở dữ liệu này cũng là nơi những người nghi ngờ về huyết thống của chính mình hoặc từng thất lạc gia đình có thể gửi thông tin DNA cho cảnh sát để tiến hành tìm kiếm người thân trên toàn quốc.

Đến năm 2022, ông trời lại một lần nữa đối xử bất công với gia đình họ khi bà Lý được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi đã di căn đến xương. Trong video chia sẻ trên trang cá nhân, bà Lý đau khổ nhắn nhủ với con trai mình rằng: “Gia Châu, mẹ sợ không thể đợi được con nữa rồi. Mẹ xin lỗi con!”.
Sau đó, bà Lý đã viết đơn ly hôn với ông Lưu với mong muốn giảm gánh nặng cho chồng nhưng ông không đồng ý. Giờ đây, ngoài việc tìm kiếm con trai, ông còn phải chăm sóc người vợ mắc bệnh hiểm nghèo và trả học phí cho con gái đang học tại trường chuyên dành cho trẻ tự kỷ .
Sau khi vợ qua đời, ông Lưu khẳng định mình sẽ không bỏ cuộc, vẫn tiếp tục hành trình tìm kiếm con trai mất tích để thực hiện di nguyện cuối cùng của vợ.
Xem thêm: Sống chung với chị chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Đọc thêm
Vì giữ hạnh phúc gia đình, nên tôi buộc mình phải “ăn miếng trả miếng”, dùng chiêu để chồng bớt ăn nhậu để rồi nhận lại lại cái kết đầy bất ngờ.
Một mình chăm mẹ chồng ròng rã suốt 10 năm, đến khi bà qua đời, tôi không có tên trong di chúc nhưng lại là người sướng nhất vì lòng thành được đền đáp xứng đáng.
Vốn dĩ tôi và vợ sắp cưới có thể có một cái kết hạnh phúc, nhưng sau cùng chúng tôi lại phải chia tay nhau vì bữa cơm gặp mặt hai gia đình.
Tin liên quan
Dưới đây là 4 điều tai hại biến một gia đình lụi bại, ngay hiểm nhất là điều cuối cùng.
Người thông minh bao giờ cũng có cách hành xử thông minh. Họ biết cười, ca, nói đúng lúc, đúng chỗ.
Giếng nước không có quan trọng đối với đời sống của mỗi gia đình mà còn là kết tinh trí tuệ của người xưa. Nhưng vì sao khi xây xong giếng lại thả một ít cá và rùa vào trong?
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.