Chia tay vợ sắp cưới vì bố mẹ bị coi thường – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Vốn dĩ tôi và vợ sắp cưới có thể có một cái kết hạnh phúc, nhưng sau cùng chúng tôi lại phải chia tay nhau vì bữa cơm gặp mặt hai gia đình.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tôi họ Vương, sinh ra ở một thị trấn nhỏ, gia đình cũng chỉ mức bình thường, đủ ăn đủ mặc vì bố mẹ đều là công nhân. Sau khi tốt nghiệp đại học ở thành phố lớn, tôi may mắn được nhận vào làm tại một công ty lớn và gắn bó đến tận bây giờ. Sau thời gian chăm chỉ làm việc, thu nhập và vị trí công việc của tôi ngày càng thăng tiến.

Hai năm trước, sau thời gian dành dụm tôi cũng mua được một căn hộ ở thành phố. Bố mẹ tôi ở quê thỉnh thoảng sẽ lên chơi, ở lại vài ngày. Tôi cũng đã tới tuổi kết hôn, nên mỗi lần lên chơi bố mẹ lại giục tôi cưới vợ.

Năm 25 tuổi, tôi cũng từng hẹn hò với một cô gái làm chung công ty. Cả hai quen nhau trong một buổi tiệc công ty. Nhưng mối tình này kéo dài chưa đầy hai năm thì kết thúc vì không hợp tính cách.

Một năm sau, một người bạn giới thiệu Tiểu Quyên cho tôi. Cô ấy kém tôi 4 tuổi, rất xinh đẹp, khiến tôi say nắng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Thế là tôi quyết định theo đuổi và sau nhiều nỗ lực cũng chinh phục được trái tim người đẹp.

Tiểu Quyên xuất thân trong một gia đình khá giả, được bố mẹ vô cùng yêu thương, chiều chuộng. Chúng tôi yêu nhau hơn một năm, thì quyết định tiến tới hôn nhân. Cả hai về thông báo với hai bên gia đình để chuẩn bị bàn chuyện cưới xin. Bố mẹ tôi nghe tin thì rất vui, hai ông bà cũng không can thiệp quá nhiều vào chuyện kết hôn của tôi, bởi bố mẹ chỉ cần tôi hạnh phúc là đủ rồi.

Hôm đó, chúng tôi hẹn bố mẹ hai bến đến một nhà hàng để dùng bữa và bàn chuyện đám cưới luôn. Đây là lần đầu tiên gia đình hai bên gặp gỡ, bố mẹ tôi đến từ rất sớm, phải ngồi đợi rất lâu thì bố mẹ Tiểu Quyên mới đến và chỉ nói qua loa lý do là tắc đường.

Trong bữa ăn, mẹ Tiểu Quyên tỏ vẻ chê bai món ăn, bảo nhà hàng này đẳng cấp quá thấp, không hợp khẩu vị. Rồi bà còn kể chuyện mình thường xuyên đến dùng bữa tại những nhà hàng sang trọng khiến bố mẹ tôi khá ngại ngùng.

Ngay từ khi mới yêu Tiểu Quyên, tôi đã thẳng thắn với cô ấy về gia cảnh của mình. Tôi đã mua nhà và sửa sang lại nội thất để chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân. Do điều kiện kinh tế eo hẹp nên tôi quyết định tặng sính lễ khoảng 100.000 nDT (khoảng 350 triệu đồng). Nghe xong, mẹ Tiểu Quyên tỏ vẻ bất mãn ra mặt, bảo như vậy là quá xoàng xĩnh. Bạn gái tôi ngồi bên cạnh dù vẻ mặt không vui nhưng cũng chẳng nói gì.

Không khí buổi gặp mặt hôm đó rất ngượng ngạo. Bố mẹ Tiểu Quyên tỏ vẻ kiêu ngạo, không tôn trọng bố mẹ tôi. Tôi biết bố mẹ cô ấy coi thường gia đình tôi vì chúng tôi xuất thân từ tỉnh lẻ, điều kiện gia đình lại không mấy giàu có.

chia-tay-vo-sap-cuoi-vi-bo-me-bi-coi-thuong-cau-chuyen-dang-suy-ngam (1)

Vì yêu Tiểu Quyên, thật lòng muốn lấy cô ấy làm vợ nên tôi vẫn cố gắng xoa dịu bầu không khí, thể hiện tinh thần phấn đấu trong tương lai để đem lại cuộc sống tốt nhất cho vợ sắp cưới. Trong lúc tôi đang định gọi phục vụ đem mấy món ăn mà bố mẹ bạn gái thích thì mẹ tôi đá vào chân tôi. Tôi quay sang nhìn thì thấy mẹ mặt mày nặng trịch, không chút vui vẻ. Đột nhiên tôi thấy hổ thẹn và thương mẹ vô cùng.

Hôm đó, sau khi kết thúc bữa ăn đầy gượng gạo, trên đường về nhà tôi thấy tin nhắn của vợ sắp cưới, cô ấy xin lỗi về thái độ của bố mẹ cô ấy và nói tôi đừng để bụng. Nhưng khi về đến nhà, chứng kiến cảnh bố mẹ chẳng nói câu gì, trầm ngân đi vào phòng đóng cửa tôi buồn lòng vô cùng. Sau một đêm trằn trọc suy nghĩ, tôi quyết định chia tay với vợ sắp cưới. Mặc dù tôi rất buồn khi chia tay với cô ấy, nhưng nhìn thấy bố mẹ chịu ấm ức, tủi hờn vì bị kinh thường tôi không thể chịu nỗi.

Về phần mình, tôi không mong muốn tìm một người vợ giàu có, mà chỉ muốn có một người cùng đồng hành, sẻ chia vui buồn trong cuộc sống. Trong bữa ăn, lúc bố mẹ Tiểu Quyên coi thường bố mẹ tôi, cô ấy không hề lên tiếng “giải vây” hay giúp đỡ xoa dịu bầu không khí. Chính hành động này của cô ấy khiến tôi không thể nào tin tưởng vào tương lai hai đưa. Nên dù sau đó vợ sắp cưới có ra sức níu kéo tôi vẫn quyết định chia tay.

Xem thêm: Câu chuyện "ngã tư đường - 4 cây xăng": 2 kiểu tư duy cạnh tranh điển hình trong kinh doanh, ai đang làm ăn cũng nên biết

Đọc thêm

Trước sự giúp đỡ của người bạn, chị Hòa mới ngỡ ngàng nhận ra rằng, lòng tốt và sự nhiệt tình của chồng mình đã được đền đáp một cách xứng đáng.

Lòng tốt được đền đáp – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Anh cả vừa qua đời, chị dâu cầm tờ di chúc của anh ra kèm với lời tuyên bố khiến cả gia đình tôi náo loạn, tấm mặt nạ tình thân cũng được lột bỏ từ đây.

Mặt nạ tình thân – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tôi cứ nghĩ những gì mình làm bấy lâu nay đã là tốt nhất dành cho mẹ, chỉ đến khi mẹ qua đời, tôi mới hối hận nhận ra mình không hiểu gì về bà cả.

Hối hận vì đã không chăm sóc mẹ - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Thấy nhiều bạn bè khoe nhà ở tuổi 25, nữ nhân viên văn phòng này quyết định cắn răng vay mượn mua nhà và hối hận sau đó.

Hối hận vì vay nợ mua nhà chung cư để rồi vất vả suốt 7 năm: Bài học đau đớn vì bốc đồng
0 Bình luận

Tuy cố tỷ phú Charlie Munger đã qua đời, nhưng những bài học đầu tư đắt giá ông để lại vẫn có thể giúp chúng ta làm giàu.

3 bài học đầu tư đắt giá từ cố tỷ phú Charlie Munger: Mua cổ phiếu từ công ty tốt thay vì săn 'giá' hời
0 Bình luận

Ngày trẻ, từng phải đi rửa bát thuê và dọn nhà vệ sinh kiếm sống, nhưng vị tỷ phú công nghệ này lại coi đó là bài học quý giá.

Tỷ phú công nghệ chia sẻ bài học thành công đúc kết từ những ngày còn trẻ đi rửa bát thuê
0 Bình luận


Bài mới

Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 giờ trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 9 giờ trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đề xuất