Người có tri thức cao chưa hẳn đã là người có văn hóa, bạn nghĩ sao?

Người có tri thức, có học vấn cao, biết nhiều thì chính là người có có văn hóa, đó là quan niệm của nhiều người hiện nay. Nhưng thực tế lại không phải vậy! Hãy tìm hiểu người có văn hóa và có tri thức khác nhau như thế nào để rõ hơn về vấn đề này.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Người có văn hóa không phải chỉ là hiểu biết về thiên văn địa lý, nắm rõ những tri thức về y học, tử vi,… mà là người óc những trải nghiệm cuộc sống sâu sắc, có cách nhìn đời cùng phương thức tư duy mà cấu thành nên khí chất.

Văn hóa trong nội tâm chúng ta giống như đất ở dưới chân, đất quan trọng như thế nào thì văn hóa cũng như vậy. Nhờ có văn hóa mà con người có thêm sức mạnh, sự dẻo dai và kiên cường.

Có văn hóa cuộc sống sẽ càng thêm thú vị

Một người có văn hóa, trong cuộc sống hàng ngày sẽ biết tích lũy những điều hay, rồi sử dụng chúng để làm cho cuộc sống thêm phần thú vị. Khác với người có tri thức, người có văn hóa biết biến những vụn vặt hàng ngày trở thành những bông hoa tươi vui, thi vị.

Nguoi-co-tri-thuc-cao-chua-han-da-la-nguoi-co-van-hoa-ban-nghi-sao

Người có văn hóa đọc qua một ít sách, đi qua một vài nơi, hiểu biết được thêm vài phần lý lẽ. Đối với những tri thức có trong sách vở đều có thể tự mình lý giải rồi biến nó trở thành văn hóa tu dưỡng của mình. Họ sẽ thường xuyên học hỏi, truy cầu những điều tốt đẹp để làm thế giới nội tâm của bản thân ngày một phong phú.

So với người có tri thức thì người có văn hóa tâm thái sẽ điềm nhiên hơn và không sợ cô độc

Văn hóa khiến nội tâm con người ta trở nên mạnh mẽ, phi thường. Người có văn hóa từ nội tâm có thể an ủi chính mình, khích lệ và truyền cảm hứng cho bản thân, nên dù đi một mình ngắm nhìn phong cảnh cũng chẳng hề thấy cô đơn.

Ví dụ như, trong bộ phim kinh điển từng nhận 7 đề cử Oscar “The Shawshank Redemption”, nhân vật chính Andy – một người đã phải nhận phải án oan chung thân tại Nhà tù Shawshank. Trong suốt thời gian bị giam cầm, Andy luôn sống bình thản nhưng đầy hy vọng. Anh không để cho cuộc sống của mình trong trại giam trôi qua một cách vô nghĩa.

Nguoi-co-tri-thuc-cao-chua-han-da-la-nguoi-co-van-hoa-ban-nghi-sao-5

Trong phim có cảnh, khi Andy bị bắt biệt giam 2 tuần, những người xung quanh đều cho rằng 2 tuần đó có thể sẽ khiến Andy bức bối phát điên. Thế nhưng, sau khi hết thời hạn biệt giam, lúc ngồi ăn cơm cùng mọi người, ai nấy đều hỏi han, anh chỉ mỉm cười nói: “Người có thể giúp tôi ở trong đầu tôi, ở trong lòng tôi.”

Thường những người thực sự có văn hóa họ có thể thản nhiên tiếp nhận, thậm chí là “hưởng thụ” những nỗi cô đơn của mình, vì họ biết rằng hết thảy mọi việc đều có ý nghĩa riêng của nó. Thậm chí, có đôi khi cô đơn đối với họ mà nói là một phương thức để đối mặt với chính mình, với những nguyện ước thuở ban đầu. Dù ở một mình, cuộc sống của họ vẫn trôi qua có dư dâm dư vị, không hề có thấy nhàm chán, muộn phiền.

Còn đối với những người không có văn hóa, họ thường chọn cách trốn tránh cô đơn, họ cảm thấy sợ hãi khi ở một mình bởi họ không hiểu được bản thân mình là ai. Vì không hiểu nên họ chỉ có thể thông qua người khác để phán đoán sự hiện hữu và ý nghĩa của mình trên cuộc đời này.

Người có văn hóa tất có giáo dưỡng, hiểu được cách tôn trọng người khác

Người có tri thức là chưa đủ, kèm với đó phải có trải nghiệm phong phú thì đối với chính bản thân mình mới có những xác định và phán đoán rõ ràng hơn, chuẩn xác hơn. Trong lúc giao tiếp với người khác mới có thể khiêm tốn lễ độ, hiểu được cách tôn trọng mọi người xung quanh.

Như câu chuyện sau của Tiểu Đỗ:

Tiểu Đỗ đọc qua không ít sách kinh điển, đối với tri thức rất có kiến giải, các đạo Khổng – Mạnh xác thực đều nằm lòng, là một phần tử tri thức có tiếng. Mọi người thường ngày đối với cô ấy âm thầm bội phục và tôn trọng.

Một lần, một người bạn mang tập ngữ văn của con đến nhờ chỉ giáo, Tiểu Đỗ liếc nhìn đề mục rồi xì mũi coi thường: “Đề ngữ văn cấp hai à! Đơn giản như vậy mà cũng đến hỏi em sao? Chị đang coi thường em đấy, em tốt xấu thế nào cũng là tốt nghiệp 985 điểm, em nói thật, hiện tại sách giáo khoa ngữ văn trung học đều là vô ích, loại đề này không cần làm cũng được”.

Giọng của Tiểu Đỗ khá lớn, trong văn phòng không khí đột nhiên im lặng, mọi ánh mắt lúc đó đều nhìn về phía Tiểu Đỗ, từ đấy về sau mọi người đối với Tiểu Đỗ đều cố ý tránh xa.

Nguoi-co-tri-thuc-cao-chua-han-da-la-nguoi-co-van-hoa-ban-nghi-sao-6

Người có tri thức, trình độ bằng cấp cao nhưng lại có khẩu khí kiêu căng ngạo mạn thì đó không phải là tâm thái nên có của một người có học thức. Người coi mình ở vị trí cao, không biết tôn trọng người khác thì chỉ có thể miễn cưỡng được gọi là “phần tử tri thức” mà thôi, không thể xem người đó là người có văn hóa được.

Người có văn hóa thì không cần cố tình biểu hiện ra, sự hàm dưỡng tố chất ấy nó thẩm thấu trong mỗi một chi tiết nhỏ trong cuộc sống. Từ cách hành xử thường ngày ta có thể dễ dàng nhận ra đó là người có văn hóa hay chỉ đơn thuần là người có tri thức mà thôi.

Ngoài ra, sự giáo dưỡng của một người không quan hệ với giàu nghèo. Người có địa vị trong xã hội cũng chưa chắc đã có văn hóa, người nghèo khổ tại thôn dã lại không nhất định là không biết lễ nghĩa liêm sỉ. Vậy nên bất kể xuất thân hay hoàn cảnh của bạn thế nào thì làm người tốt, người có văn hóa là lựa chọn của chính bạn!

Xem thêm: Qua 50 tuổi có 4 kiểu “ân tình” cho đi bao nhiêu oán hận bấy nhiêu

Đọc thêm

Hiểu đúng về chữ dạ là câu chuyện nhân văn giúp bạn có một góc nhìn thấu đấu hơn về nét văn hóa đẹp trong giao tiếp của người Việt.

Hiểu đúng về chữ “Dạ” – Một nét văn hóa đẹp cần giữ gìn
0 Bình luận

Nhiều công ty lớn ở Trung Quốc đang dần từ bỏ văn hóa làm việc khắc nghiệt "996", chuyển sang các mô hình mới hon hoặc cho nhân viên làm việc ở nhà.

Trung Quốc sắp khai tử văn hóa làm việc '996': Không còn sự khắc nghiệt nơi công sở
0 Bình luận

Từ khi lên 6 tuổi, cô bé Thu Nhớ đã trở thành "đôi mắt" của bố. Cứ xẩm tối, Nhớ lại dắt người cha mù đi hát rong, kiếm tiền mưu sinh... 

Bùi Thị Thu Nhớ: Từ cô bé theo cha mù đi hát rong đến giải quốc gia cuộc thi 'Đại sứ văn hóa đọc'
0 Bình luận

Tin liên quan

Đạo dạy con của Tăng Quốc Phiên cho rằng việc đọc sách có thể thay đổi tính tình và giá trị của một con người. Không chỉ vậy ông còn chỉ ra các phương pháp đọc hiệu quả để hiểu sâu mà bố mẹ có thể tham khảo để dạy con hiệu quả hơn!

Đạo dạy con của Tăng Quốc Phiên: “Chỉ có đọc sách mới có thể thay đổi tính nết một con người”
0 Bình luận

Không chỉ được người đời ca ngợi bởi tài cai trị đất nước lỗi lạc, Hoàng đế Khang Hy còn gây ấn tượng bởi cách dạy con sáng suốt, hơn người.

Cách dạy con thành tài của Hoàng đế Khang Hy: Bắt con tự đi bộ 5km đến lớp, đọc sách phải đọc 120 lần
0 Bình luận

Không chỉ được người đời ca ngợi bởi tài cai trị đất nước lỗi lạc, Hoàng đế Khang Hy còn gây ấn tượng bởi cách dạy con sáng suốt, hơn người.

Cách dạy con thành tài của Hoàng đế Khang Hy: Bắt con tự đi bộ 5km đến lớp, đọc sách phải đọc 120 lần
0 Bình luận

“Học lễ nghĩa làm người trước, đọc sách thánh hiền sau” là nguyên tắc giáo dục con được cổ nhân truyền lại đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

“Học lễ nghĩa làm người trước, đọc sách thánh hiền sau” – Nguyên tắc dạy con thành tài của người xưa
0 Bình luận


Bài mới

Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 12 giờ trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 16 giờ trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đề xuất