Đạo dạy con của Tăng Quốc Phiên: “Chỉ có đọc sách mới có thể thay đổi tính nết một con người”

Đạo dạy con của Tăng Quốc Phiên cho rằng việc đọc sách có thể thay đổi tính tình và giá trị của một con người. Không chỉ vậy ông còn chỉ ra các phương pháp đọc hiệu quả để hiểu sâu mà bố mẹ có thể tham khảo để dạy con hiệu quả hơn!

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tăng Quốc Phiên từng nói: “Tính tình của một người là do bẩm sinh khó thay đổi, nhưng thông qua đọc sách, ta có thể thay đổi chúng. Thời xa xưa, những nhà nhân tướng học cũng cho rằng, đọc sáchcó thể thay đổi hình thái của xương”. Có thể thấy rằng việc đọc sách mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Vậy đọc sách như thế nào mới là đúng? Có 3 cách chính mà Tăng Quốc Phiên nhắc đến:

Đạo dạy con của Tăng Quốc Phiên: Hãy đọc các tác phẩm kinh điển

Vì bản thân Tăng Quốc Phiên là một phần tử trí thức theo tiêu chuẩn nho giáo, nên ông đã dạy con trai mình là Tăng Kỷ Trạch đọc sách một cách có kế hoạch ngay từ khi còn nhỏ. Ông chủ yếu lấy “Thập tam kinh” và “Nhị thập tứ sử” làm căn bản dạy con.

Theo quan điểm của Tăng Quốc Phiên, đây đều là những tác phẩm kinh điển đã vượt qua thử thách của thời gian, trí tuệ và tư tưởng trong những cuốn sách này đã được thực tiễn kiểm nghiệm. Đó chính là những giá trị vô giá nhất, rất đáng để hậu thể học hỏi.

Dao-day-con-cua-Tang-Quoc-Phien-Chi-ban-ve-doc-sach-1

Chúng ta đọc sách để làm gì? Là vì để vì để học hỏi trí tuệ và tư tưởng của người khác. Những thứ mang tính tri thức luôn được thay đổi liên tục theo thời gian, nhưng những thứ mang tính tư tưởng và trí tuệ thì thời gian càng trôi qua chúng lại càng có giá trị học hỏi. Chính vì thế, khi đọc sách con đường tắt ngắn nhất chính là đọc các tác phẩm kinh điển.

Khi đọc các tác phẩm kinh điển phải đọc một cách nghiền ngẫm, vì nếu xét về hiệu quả học tập thì việc đọc nghiền ngẫm sẽ tốt hơn việc chỉ đọc lướt qua. Bởi cách đọc lướt qua khi học càng nhiều thì càng quên nhiều, dễ tạo nên sự nhầm lẫn, giống như câu “học nghệ không tinh” vậy!

Đạo dạy con của Tăng Quốc Phiên: Sách cũ chưa đọc xong thì không được đọc sách mới

Nếu bạn chưa đọc xong một cuốn sách thì đừng vội đọc cuốn sách khác. Trên thực tế có rất nhiều người gặp phải tình trạng này, họ nhận được hoặc đặt mua nhiều sách cùng một lúc, vì thế chưa đọc xong cuốn này thì đã nôn nóng muốn xem cuốn khác nội dung như thế nào. Dẫn đến tình huống cuốn này lật vài trang, cuốn kia lật vài trang, cuối cùng chẳng cuốn nào được đọc một cách trọn vẹn cả. Tăng Quốc Phiên chủ trương, nếu bạn chưa đọc xong một cuốn sách thì đừng vội vàng đọc cuốn tiếp theo, nhất là trong lúc dạy con nhỏ đọc sách điều này càng cần lưu ý.

Vương Quốc Duy, một bậc thầy về Trung Quốc học cũng cho rằng cảnh giới của nhân tướng học trước hết là phải đi vào nội tâm, sau đó mới có thể hiển lộ ra ngoại cảnh. Việc đọc sách cũng tương tự như thế, trước tiên bạn phải đắm mình vào nó, rồi cuối cùng bạn mới có thể nhận được điều gì đó có giá trị từ nó cho nội tâm của chính mình. Và tự sự thay đổi của nội tâm mới dẫn đến sự hiển lộ về tướng mạo.

Dao-day-con-cua-Tang-Quoc-Phien-Chi-ban-ve-doc-sach-2

Trong đạo dạy con của Tăng Quốc Phiên ủng hộ việc chìm sâu vào thế giới của cuốn sách nhưng ông không bao giờ ủng hộ việc học thuộc lòng. Ông nói với con trai mình rằng: “Khi con đọc sách, con không cần phải khổ sở để học thuộc lòng nó. Chỉ cần con bình tĩnh bơi trong nó, hôm nay đọc vài trang, ngày mai đọc vài trang, lâu dần tự nhiên sẽ thu được lợi ích”. Lời nói của Tăng Quốc Phiên ý muốn nói hãy để việc đọc sách trở nên thư giãn và thú việc bằng việc đắm mình vào nội dung, đừng học thuộc lòng như một nhiệm vụ và biến việc đọc sách trở nên nặng nề.

Tăng Quốc Phiên cũng chủ trương rằng khi đọc sách ta nên ghi chú lại. Tức là khi đọc sách, người ta phải học cách "động thủ", vừa đọc vừa viết, phải "ghi lại một vài ghi chú, những gì bạn tâm đắc và những gì bạn vẫn đang nghi vấn". Bạn cảm nhận và suy nghĩ gì khi đọc nó, dù đó là kinh nghiệm của bạn hay bất kỳ nghi vấn nào, bạn đều phải viết ra. Có như thế mới có thể giúp ích được ngộ tính của bạn sau này.

Đạo dạy con của Tăng Quốc Phiên: Đọc sách một cách có định hướng

Cách giáo dục hai cậu con trai của Tăng Quốc Phiên là ví dụ điển hình nhất của việc này. Người con trai cả của Tăng Quốc Phiên là Tăng Kỷ Trạch không thích thi cử của triều đình, không thích văn chương, mà thích ngôn ngữ học và xã hội học phương tây. Thay vì ngăn cản con như bao người khác thì Tăng Quốc Phiên đã khuyến khích con mình hãy đọc sách theo sở thích. Và điều đáng khen nhất là mặc dù bản thân Tăng Quốc Phiên không biết nhiều về "phương tây học", nhưng vì con trai, ông cũng đã chăm chỉ đọc rất nhiều sách cùng thể loại để có thể thảo luận cùng con. Sau này, Tăng Kỷ Trạch đã viết ra cuốn “Lời mở đầu sơ lược về phương tây học" và "Hình học bản gốc", cả hai quyển sách đều được xuất bản bởi Tăng Quốc Phiên. Ông đã tự mình phê duyệt chúng và xuất bản thành các ấn bản khắc.

Dao-day-con-cua-Tang-Quoc-Phien-Chi-ban-ve-doc-sach-3

Còn đối với Tăng Kỷ HỒng, ông cũng theo sở thích của con mà khuyến khích con trai phát triển sở thích nghiên cứu toán học của mình. Sau này Tăng Kỷ Hồng có vợ, người vợ cũng rất thích đọc sách, Tăng Quốc Phiên cảm thấy trong thời cổ đại này việc một người phụ nữ đọc sách là điều không dễ dàng gì. Vì thế, khi dạy con trai ông cũng cùng lúc dạy luôn cho con dâu của mình. Vợ Tăng Kỷ Hồng không thích toán học như chồng, cô chỉ thích văn học và lịch sử, mà về phương diện này thì Tăng Quốc Phiên chính là "cao thủ" rồi. Vì vậy, dưới sự hướng dẫn của Tăng Quốc Phiên, cô đã đọc tinh thông "thập tam kinh chủ sơ" và "tư trị thông giám". Sau này, cô trở thành một tài nữ nổi tiếng thời đấy!

Tăng Quốc Phiên cũng là người chủ trương nên chọn một số trẻ em thông minh thích học phương tây học cho đi xuất ngoại du học, chi phí sẽ do chính phủ đài thọ. Chính vì chủ trương mạnh mẽ của ông mà trong lịch sử cận đại đã có lứa du học sinh đầu tiên, trong số hơn 30 cháu đầu tiên có một học sinh tên là Chiêm Thiên Hựu, người này sau này trở thành người đầu tiên đặt nền móng cho kỹ thuật đường sắt của Trung Quốc.

Xem thêm: So với quá trình kết quả mới là điểm mấu chốt để bạn biết mình đang ở đâu

Đọc thêm

Thuật xem tướng, liên quan đến việc nhìn người, dùng người Tăng Quốc Phiên có một luận điểm vô cùng nổi tiếng. Đó là “biện sự bất ngoại dụng nhân, dụng nhân tất tiên tri nhân”, nghĩa là làm bất kỳ việc gì, cũng phải học cách dùng người, mà muốn dùng được người phải học cách thấu lòng người.

Thuật xem tướng của Tăng Quốc Phiên: Áp dụng tốt có thể nhìn thấu lòng người trong thiên hạ
0 Bình luận

Bí quyết dùng người và quản lý nhân lực của Tăng Quốc Phiên đã giúp ông trụ vững ở chốn quan trường rối ren. Thậm chí còn để lại nhiều bài học quý giá cho hậu thế.

Muốn thành bậc thầy quản lý nhân lực thì nên 'khắc cốt ghi tâm' 4 bí quyết dụng nhân của Tăng Quốc Phiên
0 Bình luận

Không chỉ được người đời ca ngợi bởi tài cai trị đất nước lỗi lạc, Hoàng đế Khang Hy còn gây ấn tượng bởi cách dạy con sáng suốt, hơn người.

Cách dạy con thành tài của Hoàng đế Khang Hy: Bắt con tự đi bộ 5km đến lớp, đọc sách phải đọc 120 lần
0 Bình luận

Tin liên quan

Không chỉ được người đời ca ngợi bởi tài cai trị đất nước lỗi lạc, Hoàng đế Khang Hy còn gây ấn tượng bởi cách dạy con sáng suốt, hơn người.

Cách dạy con thành tài của Hoàng đế Khang Hy: Bắt con tự đi bộ 5km đến lớp, đọc sách phải đọc 120 lần
0 Bình luận

“Học lễ nghĩa làm người trước, đọc sách thánh hiền sau” là nguyên tắc giáo dục con được cổ nhân truyền lại đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

“Học lễ nghĩa làm người trước, đọc sách thánh hiền sau” – Nguyên tắc dạy con thành tài của người xưa
0 Bình luận

Đọc sách là một thói quen tốt mà mọi người nên rèn luyện. Tuy nhiên nhiên việc đọc sách ở giới trẻ hiện nay đang ngày càng bị mai một đi. Nếu bạn đang cảm thấy những trang sách khiến bạn mệt mỏi và nhàm chán thì những câu nói hay về sách dưới đây sẽ tạo động lực để bạn có thể chăm chỉ đọc sách mỗi ngày.

TOP những câu nói hay về sách tạo động lực để bạn đọc sách mỗi ngày
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 13 giờ trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 13 giờ trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Đề xuất